Khi bị vết thương dù nhỏ hay to, ngoài việc chữa trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng giúp vết thương mau lành và ít bị nhiễm trùng.

Ăn gì để vết thương hở nhanh lành?

21/12/2018, 21:07

Khi bị vết thương dù nhỏ hay to, ngoài việc chữa trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng giúp vết thương mau lành và ít bị nhiễm trùng.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có vị chua và các loại rau có màu xanh - Ảnh: Internet

Thức ăn giàu vitamin C

Vitamin C là một chất có trong tự nhiên và rất hiệu quả trong việc chữa lành vết thương. Nó là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo collagen – chất thiết yếu cho việc phục hồi gia hư tổn. Vitamin C còn kích thích vị trí bị tổn thương sớm hình thành lớp da mới, ngoài ra còn giúp tạo thành các mô mới, dây chằng và mạch máu cho da.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có vị chua và các loại rau có màu xanh. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận khi chế biến các thức ăn này vì nấu quá chín rất dễ làm mất đi một lượng đáng kể các vitamin.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C khác là dâu tây, cà chua, khoai tây… Lượng vitamin C nên dùng mỗi ngày là khoảng 200 mg, và bạn hoàn toàn có thể đạt được con số này chỉ bằng cách ăn uống hợp lý các loại thực phẩm kể trên.

Thức ăn giàu vitamin A

Vitamin A là một chất chống oxy hoá tự nhiên và rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương của bạn bởi nó kích thích quá trình tạo mới collagen.

Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A là trứng, sữa tươi, sữa tách béo, các loại rau củ quả có màu vàng hoặc cam, các loại rau có màu xanh đậm, hạt hướng dương, cà rốt, khoai lang…

Thực phẩm giàu protein

Protein cần thiết cho quá trình lành vết thương, tái tạo da và tạo mới mạch máu. Vì vậy, khi cung cấp không đủ protein, vết thương sẽ lâu lành hơn. Khi cần tái tạo da, bạn nên ăn nhiều protein hơn bình thường, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng, bạn nhé.

Một số thức ăn chứa nhiều protein mà bạn nên biết là thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại cây họ đậu.

Thức ăn giàu kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng có trong mô của cơ thể. Nó giúp cơ thể tổng hợp protein, sử dụng các chất béo và tạo collagen mới để kích thích quá trình chữa lành vết thương. Vitamin A và kẽm là hai chất giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, chống nhiễm trùng. Lượng kẽm được khuyên dùng hằng ngày là 15-50mg.

Bạn có thể tìm thấy kẽm trong các loại hạt, ngũ cốc, các loại thịt đỏ, hải sản, thịt gà hay bánh mì.

Những thực phẩm cần hạn chế

- Bánh kẹo, thực phẩm xông khói vì là lý do gây hao hụt sinh và khoáng tố đang cần được tích luỹ cho phản ứng biến dưỡng.

- Rượu, cà phê vì không chỉ gây hao hụt sinh tố, khoáng tố như hai món vừa kể mà đồng thời là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong khi cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước do vết thương, vết bỏng.

- Một số loại thực phẩm có vỏ có thể gây dị ứng khi ăn như: sò, tôm, hay một số loại hải sản khác. Tình trạng dị ứng có thể gây kích ứng da, ảnh hưởng đến vết thương hở như mưng mủ, viêm khiến chúng lâu lành và dễ để lại sẹo hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những món ăn đã từng gây dị ứng trước đó để hạn chế thương tổn nhé!

Q.Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ăn gì để vết thương hở nhanh lành?