Các chuyên gia phục hồi di tích cổ của Ấn Độ và Nga đang nỗ lực giúp Việt Nam phục hồi trùng tu các cụm tháp cổ tại khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn của Việt Nam.

Ấn Độ và Nga giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Tiểu Vũ | 16/07/2019, 07:39

Các chuyên gia phục hồi di tích cổ của Ấn Độ và Nga đang nỗ lực giúp Việt Nam phục hồi trùng tu các cụm tháp cổ tại khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn của Việt Nam.

Thông tintừ Ban quản lý khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam) cho biết,từ cuối tháng 6 và đầutháng 7.2019, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên giacủa hai nước Ấn Độ và Nga đã đến thánh địa Mỹ Sơn - nơi có70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Champa để xem xét nghiên cứu, và đưa ra những phương pháp khoa họcnhằm giúptrùng tu, bảo tồn quần thể di sản văn hóa quý giá này.

Trong thời gian ở Mỹ Sơn, các nhà khoa học và đoàn chuyên gia từ Viện Cổ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) đã kiểm tra, nghiên cứu trên các mẫu vật liệu như gạch, chất kết dính và tiến hành thử nghiệm trên nhóm tháp B (thử nghiệm này cũng đã được tiến hành từ năm 2015).

Một tháp trong nhóm tháp K đang được trùng tu

Sau khi có kết quả nghiên cứu từ các mẫu thí nghiệm dưới tác động của môi trường tự nhiên, mưa, độ ẩm, khí hậu đặc thù của vùng Quảng Nam, các chuyên gia Nga sẽ đề xuất các giải pháp khoa học phù hợp mangtính khả thi cao, nhằm giúp Ban quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và các đối tác sản xuất ra các vật liệu tương thích với vật liệu gốc để sử dụng vào việcxây dựng, phục hồi các đền tháp Chăm ở đây. Bằng phương pháp khoa học này, việc trùng tu di sản Mỹ Sơn tiến hành cẩn trọng, trách các nguy cơ ngã đổnhưngvẫn đảm bảo những giá trị cốt lõi của các cụm tháp Champacổ ở quần thể di tích này.

Tháp Chăm (nhóm tháp K) đang được chống đỡ để trùng tu, phục hồi

Cũng trong thời gian này, các chuyên gia Ấn Độ đã thực hiện việc thu thập dữ liệu để tiến hành trùng tu nhóm tháp A trong giai đoạn từ nay đến năm 2021. Đây là nhóm tháp có quy mô kiến trúc cũng như các giá trị văn hóa được xếp hàng bậc nhất trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, trong đó có đền A1 được xem là kiệt tác kiến trúc Champa quần thể di sản này.

Một tháp Champatrong quần thể di tích Mỹ Sơn đã được các chuyên gia phục hồi gần như nguyên vẹn

Được biết nhóm chuyên gia, kỹ sư khảo cổ của Ấn Độ do chuyên gia Basudev Kumar làm trưởng nhóm đã có quá trình tiếp cận nghiên cứu phục hồi các cụm tháp ở Mỹ Sơn từ năm năm 2015. Trong vong 3 năm nhóm đã kết hợp với các chuyên gia Việt Nam trùng tu phục hồi thành công nhóm tháp K và nhóm tháp H khi hai cụm tháp này đối diện với nguy cơ ngã đổ bất cứ lúc nào. Sau khi trùng tu phục dựng nhóm tháp K và H đã đứng vững trở lạivà đủ điều kiện để đón khách đến tham quan nghiên cứu.

Một cụmtháp cổ rêu phong ở Mỹ Sơn

Thánhđịa Mỹ Sơnlà quần thể di tích đền đài Champa nằm tại địa phậnxã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mỹ SơnTrà Kiệu 20km về phía Tây, cách thành phốHội An45km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68km về phía Tây Nam. Mỹ Sơntừng là nơi người Champatiến hành những nghi lễ tôn giáo, cúng tế,hôn cất các vị vua, hoàng thân quốc thích, tu sĩ cũng làtrung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Champa xưa.

Tồn tại suốt nhiều thế kỷ dưới cácVương triều Champa, rồi đi vào hoang tàn đổ nát quên lãng,thánh địaMỹ Sơn như một minh chứngvềlịch sử thăng trầmvànhững chuyển biến trong đời sống văn hóa của các triều đại Champa.

Một ngọn tháp uy nghiêm và huyền bí ở Mỹ Sơn

Mỹ Sơn đượcxây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13), cácđền tháp ở Mỹ Sơn là sựchắt lọcnhững tinh hoa củanghệ thuậtkiến trúc và nghệ thuật trang trí củangười Champa xưa. Mỗiđền tháp ở Mỹ Sơn đều có một vẻ riêng mang nét đặc trưng riêng củakiến trúc tôn giáoChămpa đầyuy nghiêm và huyềnbí.Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính củaẤn Độ giáoở khu vựcĐông Nam Ávà là di sản duy nhất của thể loại này tạiViệt Nam.

Một ngọn tháp Chăm hùng vĩ trầm mặc trong nắng chiều

Sau hàng thế kỷ bị nằm ẩn mình dưới một thung lũngkín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm ở QuảngNam, thánh địa Mỹ Sơn đãbị quên lãng,mãi đếnnăm 1885Mỹ Sơn được người Pháp phát hiện. Từ băm1898 - 1899, hai nhà nghiên cứu người Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière cùngkiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đãtới Mỹnghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa. Những năm 1903-1904 với những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc được giải mã.

Tạihội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp ởMarrakesh (Morocco) vàonăm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã đượccông nhậnlà Di sản văn hóathế giới.

Bài và ảnh: Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ và Nga giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn