Cuộc tập trận gần quần đảo Andaman và Nicobar, quy tụ lực lượng hải quân của 23 quốc gia, do Ấn Độ tổ chức sẽ mở màn vào tuần tới đã nhận phải phản ứng quyết liệt từ giới chuyên gia Trung Quốc.

Ấn Độ tổ chức tập trận hải quân quy mô lớn ‘dằn mặt’ Trung Quốc?

Cẩm Bình | 03/03/2018, 19:50

Cuộc tập trận gần quần đảo Andaman và Nicobar, quy tụ lực lượng hải quân của 23 quốc gia, do Ấn Độ tổ chức sẽ mở màn vào tuần tới đã nhận phải phản ứng quyết liệt từ giới chuyên gia Trung Quốc.

Theo trang tin Press Trust of India, New Delhi sẽ tiếp đón ít nhất 16 lực lượng hải quân đến tham gia tập trận “Milan” kéo dài 8 ngày, bắt đầu từ ngày 6.3, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Người phát ngôn hải quân Ấn DK Sharma cho biết 16 nước kể trên gồm có Úc, Malaysia, Maldives, Mauritius, Myanmar, New Zealand, Oman, Việt Nam, Thái Lan, Tanzania, Sri Lanka, Singapore, Bangladesh, Indonesia, Kenya và Campuchia.

Tuy nhiên, thông tin trên trang web chính thức của cuộc tập trận này cho biết số nước tham gia là 24 (tính cả Ấn Độ), có thêm sự góp mặt của Nam Phi, Philippines, Mozambique, Brunei, Papua New Guinea, Seychelles, Đông Timor.

Đến ngày 27.2, giới chức Maldives tuyên bố không tham gia cuộc tập trận này, trang Zee News đưa tin.

Quần đảo Andamar và Nicobar nằm ở điểm gặp nhau giữa vịnh Bengal và biển Andaman, tọa lạc phía đông Ấn Độ Dương. Đã có 9 cuộc tập trận đa phương “Milan” diễn ra tại đây kể từ năm 1995.

Tập trận năm nay dự kiến bao gồm các bài tập tuần tra, cứu hộ hàng hải và nhiệm vụ nhân đạo. Sĩ quan hải quân và đại diện của các nước cũng có khả năng sẽ nhân dịp tập trận năm nay để bàn về những hoạt động quân sự của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Giới chuyên gia đánh giá đây là một sự kiện hiếm thấy, khi có rất nhiều quốc gia đến từ châu Á-Thái Bình Dương lẫn từ nhiều vùng khác tập trung tại Ấn Độ Dương để cùng tập trận.

Theo ông Hồ Chí Dũng, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan hệ quốc tế Học viện Khoa học xã hội Thượng Hải: “Ấn Độ đang khiêu khích Trung Quốc. Trung Quốc nên phản ứng bằng quân sự để gửi đi thông điệp rằng nước này quyết làm mọi cách để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình”.

Ông Triệu Cán Thành, thành viên của Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, cũng cho rằng: “Mục tiêu của sự kiện này đã bị thay đổi. Cuộc tập trận dường như đang nhắm vào Trung Quốc”.

Qua một loạt những sự kiện đã xảy ra thời gian qua, quan hệ Trung-Ấn đã rơi vào tình trạng căng thẳng. Quân đội hai nước vào giữa năm 2017 đối đầu căng thẳng trong hơn 2 tháng tại khu vực tranh chấp Doklam. Tháng 1.2018, New Delhi phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-V có tầm bắn hơn 5.000km, được chocó thể tấn công mọi mục tiêu ở khu vực phía bắc Trung Quốc.

Cuối tháng 1, Ấn Độ tiếp tục cho phóng thử tên lửa Prithvi-II có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân tại bang Odisha.

Tờ Hoàn cầu Thời báo cảnh báo tập trận “Milan” sắp tới có thể khiến căng thẳng Trung-Ấn “lan từ đất liền ra biển”. Báo này cũng kêu gọi quân đội Bắc Kinh có phản ứng đáp trả, chẳng hạn như tập trận với quy mô tương đương.

Cẩm Bình (theo Asia Times, Hoàn cầu Thời báo)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ tổ chức tập trận hải quân quy mô lớn ‘dằn mặt’ Trung Quốc?