Chính phủ Ấn Độ đang lặng lẽ siết chặt doanh nghiệp Trung Quốc ‘tự do kiếm ăn’ ở lĩnh vực truyền tải điện của Ấn Độ, trong khi các công ty Ấn Độ lại không thể tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Ấn Độ siết chặt hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc

Trần Trí | 18/08/2017, 17:50

Chính phủ Ấn Độ đang lặng lẽ siết chặt doanh nghiệp Trung Quốc ‘tự do kiếm ăn’ ở lĩnh vực truyền tải điện của Ấn Độ, trong khi các công ty Ấn Độ lại không thể tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Hiện các công ty Trung Quốc như Harbin Electric, Dongfang Electronics, Shanghai Electric và Sifang Automation cung cấp thiết bị hoặc quản lý các đường dây truyền tải điện ở18 thành phố Ấn Độ.

Nhưng các công ty địa phương từ lâu vận động hành lang chống Trung Quốc tham gia lĩnh vực điện, đề cập những quan ngại an ninh và nói họ không được tham gia thị trường truyền tải điện ở Trung Quốc.

Nay, khi căng thẳng Ấn - Trung liên quan vụ tranh chấp lãnh thổ Bhutan - Trung Quốc từ 3 tháng qua, nỗ lực hạn chế các công ty Trung Quốc càng có thêm sự ủng hộ từ chính phủ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Theo báo Economic Times ngày 17.8, sự ủng hộ này nhờ chính phủ lo ngại hệ thống truyền tải điện quốc gia bị Trung Quốc dùng mã độc tấn công mạng.

Chính phủ Ấn Độ đang xem xét một báo cáo của Ủy ban điện lực trung ương (CEA) để có thể ra điều kiện mới trong việc đấu thầu hợp đồng truyền tải điện, với chủ trương ưu tiên cho các công ty trong nước.

Theo một quan chức tham gia soạn báo cáo đề nghị giấu tên, báo cáo nói các công ty muốn đầu tư vào Ấn Độ phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Hoạt động ở Ấn đã ít nhất 10 năm, có công dân Ấn giữ các chức vụ cấp cao, và nhân viên công ty nước ngoài phải sống ở Ấn trong một thời gian nhất định.

- Các công ty này phải trình chi tiết nơi cung cấp phương tiện truyền tải điện, và họ sẽ bị cấm hoạt động ở Ấn Độ nếu như bị phát hiện các phương tiện này chứa mã độc.

Sunil Misra, tổng giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất điện - điện tử Ấn Độ, nói các quyđịnh mới về truyền tải điện sẽ giúp ngành công nghiệp quốc gia chuyển mình, và có thể tiếp cận thị trường truyền tải điện mà Trung Quốc mở hạn chế cho nước ngoài tham gia.

Dù báo cáo không nêu đích danh Trung Quốc, vị quan chức giấu tên nói: Các điều kiện trên nhằm ngăn chặn Trung Quốc nhúng sâu hơn vào hoạt động cung cấp điện, và có thể gây ra những nguy hiểm cho an ninh quốc gia Ấn.

Chủ tịch CEA R.K. Verma nói nguy cơ hệ thống điện Ấn Độ bị tấn công mạng khiến bị tê liệt hoàn toàn là một điều cần chú trọng xem xét khi soạn chủ trương: “Tấn công mạng là một thách thức”.

Trong khi đó, đại diện của một công ty Trung Quốc tham gia xuất khẩu phương tiện truyền tải điện qua Ấn Độ, nói với Hoàn cầu thời báo (Trung Quốc): Từ lâu, ngành điện Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn sự cạnh tranh của nước ngoàivới lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

Báo trên viết: “Nay, quan hệ Trung - Ấn đang ngày càng căng thẳng, giọng điệu cũ lại giở ra. Nhưng sẽ rất phi thực tế khi cấm tiệt sự hợp tác đầu tư về điện giữa Trung - Ấn. Ấn Độ sẽ phải trả giá về chuyện này”.

Các công ty điện lực Shanghai Electric, Harbin Electric, Dongfang Electronics và công ty nhà nước China Southern Power Grid Co Ltd từ chối bình luận về các quyđịnh đầu tư của New Delhi. 4 công ty này đều làm ăn ở Ấn Độ.

Ấn Độ sử dụng thiết bị Trung Quốc để phát điện và truyền tải điện, nhằm cung cấp giá điện phải chăng cho khoảng 250 triệu người dân.

Hồi tháng 8, Bộ trưởng Điện lực Piyush Goyal báo cáo Quốc hội Ấn Độ: "China Southern Power Grid (liên kết với công ty CLP India Pvt Ltd của Ấn) là một trong số các công ty Trung Quốc muốn tranh thầu cung cấp các mạng lưới điện của Ấn Độ".

Chính phủ Thủ tướng Modi cũng chú ý mảng viễn thông Ấn Độ phải tránh được mã độc của Trung Quốc, vàyêu cầu ban hành những tiêu chuẩn cao hơn trong lĩnh vực này.

Đây là một lĩnh vực mà các nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị của Trung Quốc chiếm ưu thế.

Reuters đã được xem một bức thư đề ngày 12.8 của Bộ Công nghệ thông tin - điện tử Ấn Độ, trong đó yêu cầu 21 nhà sản xuất điện thoại thông minh (chủ yếu là công ty Trung Quốc) phải thông tin chi tiết về “các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh, khung làm việc, các hướng dẫn, các tiêu chuẩn” trong dòng sản phẩm/dịch vụ ở Ấn Độ.

Theo Reuters, các nhà hãng điện thoại Trung Quốc như Xiaomi, Lenovo, Oppo, Vivo và Gionee chiếm hơn một nửa thị trường điện thoại thông minh trị giá 10 tỉ USD của Ấn Độ.

Bức thư này cũng gửi đến các thương hiệu Apple, Samsung và Micromax (Ấn Độ).

Ấn Độ còn phản đối Tập đoàndược phẩm Shanghai Fosun Pharmaceutical Group (Trung Quốc) đề nghị mua lại công ty dược phẩm Gland Pharma (Ấn Độ) với giá 1,3 tỉ USD.

Satish Kumar, chủ tịch tổ chức Swadesh Jagran Manch (có quan hệ với đảng cầm quyền của Thủ tướng Modi) nói:“Đang có nhiều sự nghi kỵ Trung Quốc can thiệp sâu vào chuyện nội bộ Ấn Độ, như ủng hộ bọn khủng bố ở vùng biên giới Ấn - Pakistan, và mỗi năm gây tổn thất lớn cho hoạt động thương mại và công nghiệp của chúng tôi”.

Năm 2017, tổ chức cánh hữu này đã vận động người dân Ấn không mua hàng hóa Trung Quốcđể bảo vệ ngành công nghiệp quốc gia, cũng như để khắc phục thâm thủng thương mại hơn 51 tỉ USD.

Tô Mỹ (theo Economic Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ siết chặt hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc