Ấn Độ và Pháp ngày 10.5 bắt đầu giai đoạn diễn tập ngoài biển của cuộc tập trận hải quân chung quy mô lớn giữa hai nước, trong bối cảnh những tuyến đường vận tải chiến lược trên Ấn Độ Dương bị thế lực khác dòm ngó.

Ấn Độ - Pháp vừa tập trận hải quân, vừa dè chừng Trung Quốc

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 11/05/2019, 13:29

Ấn Độ và Pháp ngày 10.5 bắt đầu giai đoạn diễn tập ngoài biển của cuộc tập trận hải quân chung quy mô lớn giữa hai nước, trong bối cảnh những tuyến đường vận tải chiến lược trên Ấn Độ Dương bị thế lực khác dòm ngó.

Pháp gửi tàu sân bay Charles de Gaulle, hai khu trục hạm Forbin và Provence, một tàu chiến, một tàu tiếp liệu, một tàu ngầm sang tham gia. Thành phần lực lượng phía Ấn Độ bao gồm tàu sân bay Vikramaditya, tàu khu trục Mumbai, một tàu chiến, một tàu tiếp liệu, một tàu ngầm.

Tập trận mang trên Varuna chia làm 2 giai đoạn. Hai nước vừa hoàn thành giai đoạn 1 – tương tác cũng như trao đổi chuyên môn tại bến cảng thuộc tiểu bang Goa (Ấn Độ).

Chuẩn đô đốc Olivier Lebas – người dẫn đầu lực lượng Pháp tham gia tập trận – phát biểu: “Chúng tôi tin tưởng có thể đem lại sự ổn định cho khu vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng với thương mại quốc tế này”.

Cả Pháp lẫn Ấn Độ đều gửi tàu sân bay tham gia tập trận - Ảnh: Hải quân Ấn Độ

Ấn Độ và Pháp đều có cùng lo ngại về Trung Quốc. Thế thống trị lâu nay của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương hiện phải đối mặt với ảnh hưởng kinh tế mà Trung Quốc không ngừng mở rộng, kèm theo đó là động thái triển khai tàu chiến và tàu ngầm dọc theo những tuyến đường vận tại biển.

Trong khi đó, tướng hải quân Pháp Didier Maleterre nhận định tại Ấn Độ Dương thì Trung Quốc không hung hăng như tại Biển Đông, nhưng sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) của nước này không chỉ đơn thuần mang mục đích kinh tế. Ông cảnh báo kịch bản trong 10 – 15 năm tới, những gì Trung Quốc triển khai có nguy cơ dẫn đến căng thẳng.

Pháp đầu tháng 4 trước vừa khiến Trung Quốc nổi giận khi đưa tàu hộ vệ Vendémiaire (Pháp) đi ngang eo biển Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh chỉ trích đây là hành động xâm phạm vùng biển.

Cẩm Bình (theo Straits Times, Global Times)
Bài liên quan
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ - Pháp vừa tập trận hải quân, vừa dè chừng Trung Quốc