Truyền thông nhà nước Trung Quốc phê phán lệnh cấm của Ấn Độ với 118 ứng dụng xứ Trung. China Daily gọi đây là động thái nhằm xây dựng tình cảm chủ nghĩa dân tộc và tách rời Trung Quốc về mặt kinh tế.

‘Ấn Độ gây tổn thất cho Trung Quốc và chính họ, tạo cơ hội để Mỹ tiếp quản thị trường’

04/09/2020, 17:02

Truyền thông nhà nước Trung Quốc phê phán lệnh cấm của Ấn Độ với 118 ứng dụng xứ Trung. China Daily gọi đây là động thái nhằm xây dựng tình cảm chủ nghĩa dân tộc và tách rời Trung Quốc về mặt kinh tế.

Global Times và China Daily phê phán lệnh cấm của Ấn Độ với 118 ứng dụng Trung Quốc hôm 2.9

Hôm 2.9, Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ đã cấm 118 ứng dụng Trung Quốc, trong đó có WeChat Work, PUBG và cả phiên bản thu nhỏ của game này do Tencent phát triển, Baidu và Alipay của Alibaba.

Chính phủ Ấn Độ viện dẫn lo ngại về an ninh quốc gia là lý do đằng sau lệnh cấm.

Động thái này của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng với Trung Quốc ở khu vực biên giới. Căng thẳng bùng phát sau cuộc đụng độ quân sự giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng hồi tháng 6.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích hành động của Ấn Độ.

Global Times, ấn phẩm phụ của People s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết lệnh cấm ứng dụng của Ấn Độ cho thấy “ý định liều lĩnh nhằm tách rời hơn nữa” nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Động thái này là con dao hai lưỡi sẽ gây tổn thất cho cả Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời mang đến cơ hội hoàn hảo để Mỹ tiếp quản thị trường”, Global Times viết.

Các chuyên gia cũng nói với CNBC rằng những gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Facebook và Google có thể tận dụng lợi thế từ việc Ấn Độ đàn áp công nghệ Trung Quốc trên diện rộng, đồng thời giúp đỡ các công ty khởi nghiệp của nước này.

Các công ty và nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư khoảng 4 tỉ USD vào các công ty khởi nghiệp của Ấn Độ.

“Những lý do thực tế ẩn sau động thái mang tính biểu tượng cao là ý định của New Delhi nhằm chống lại Trung Quốc và gây thiệt hại cho các nhà đầu tư Trung Quốc”, Global Times tuyên bố và cho rằng Washington sẽ “nắm lấy cơ hội màu hồng để chen chân và chiếm thị phần của các nhà đầu tư Trung Quốc”.

China Daily, ấn phẩm khác do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, gọi hành động của New Delhi là “một động thái sai lầm, ngoại trừ việc kích thích tình cảm chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa giễu cợt ở Ấn Độ, không có lợi ích gì”.

Game do Tencent phát triển có tên PUBG Mobile Nordic Map: Livik nằm trong danh sách các ứng dụng bị cấm. Đây là ứng dụng có tổng doanh thu cao nhất trong danh sách bị cấm, theo Sensor Tower.

Tencent tổn thất nặng vì PUBG thu hút hơn 50 triệu người chơi ở nước Ấn Độ

China Daily tuyên bố việc cấm game này sẽ giáng một đòn nặng vào những streamer, người chơi chuyên nghiệp và các doanh nghiệp có "sinh kế phụ thuộc vào nó". “Tuy nhiên, tất cả những điều này không nằm trong suy nghĩ của các chính trị gia ở New Delhi, những người mà mối quan tâm duy nhất của họ là làm thế nào để khơi dậy sự thù địch với Trung Quốc, bất kể hậu quả, vì lợi ích chính trị của chính họ”, China Daily cho biết.

Nền kinh tế Ấn Độ sụt giảm 23,9% trong quý 2/2020 trong khi nước này đang phải vật lộn để kiềm chế sự bùng phát của coronavirus. China Daily cáo buộc cuộc giao tranh biên giới với Trung Quốc là “công cụ tiện dụng để chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi coronavirus và che đậy sự kém cỏi của họ trong quản trị”.

Trong khi Abishur Prakash, chuyên gia địa chính trị tại Trung tâm Đổi mới Tương lai (CIF) - công ty tư vấn có trụ sở tại Toronto (Canada), nói với CNBC rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc khiến nhiều công ty nước này ở Ấn Độ trả giá đắt: “Các công ty Trung Quốc đang nhận một bài học đau đớn. Chính sách đối ngoại từ Trung Quốc đã cướp đi hoạt động kinh doanh của họ. Địa chính trị của Trung Quốc với Ấn Độ đã dẫn đến sự sụp đổ trên toàn quốc với các công ty Trung Quốc”. Xem chi tiết tại đây.

Trước đó, chính quyền Bắc Kinh kêu gọi Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm ứng dụng, quay lại hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Ấn Độ gây tổn thất cho Trung Quốc và chính họ, tạo cơ hội để Mỹ tiếp quản thị trường’