Thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng khá phổ biến, và phụ nữ là người có nguy cơ cao nhất. Sắt rất quan trọng cho việc sản sinh hemoglobin, một protein giúp hồng cầu vận chuyển ô xi đi khắp cơ thể. Do đó thiếu sắt thì mọi cơ quan đều bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến thiếu máu.

Ăn đá lạnh gây thiếu chất sắt ở phụ nữ

Một Thế Giới | 08/04/2015, 15:31

Thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng khá phổ biến, và phụ nữ là người có nguy cơ cao nhất. Sắt rất quan trọng cho việc sản sinh hemoglobin, một protein giúp hồng cầu vận chuyển ô xi đi khắp cơ thể. Do đó thiếu sắt thì mọi cơ quan đều bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến thiếu máu.

Hãy kiểm tra những triệu chứng thiếu sắt dưới đây và nếu thấy có thì bạn nên đi khám bác sĩ để được làm các xét nghiệm đánh giá lượng sắt trong cơ thể.

Kiệt sức

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của thiếu sắt nhưng cũng là triệu chứng khó phát hiện nhất. Thiếu sắt khiến lượng ô xi đến các mô bị giảm đi, vì thế cơ thể sẽ bị mất nguồn năng lượng cần thiết. Nếu tình trạng mệt mỏi “bình thường” của bạn đi kèm với cảm giác yếu lả, bứt rứt hoặc không thể tập trung, thì sắt có thể là nguyên nhân. Đó là lý do tại sao những người bị thiếu máu do thiếu sắt bị gọi là người có “máu mệt”.
thieu sat, them an nuoc da

Kinh nguyệt nhiều

Ở phụ nữ, kinh nguyệt nhiều là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu sắt. Lượng kinh nguyệt bình thường ước chừng khoảng 2 – 3 thìa canh/tháng. Một cách thử khác là nếu bạn phải thay băng dưới 2 giờ mỗi lần thì nên đi khám bác sĩ.

Thở hổn hển

Dù bn hít thở sâu đến thế nào, nếu lượng ô xi trong máu sụt giảm thì bạn cũng sẽ cảm thấy thiếu không khí. Nếu bạn thấy mình dễ dàng “đứt hơi” khi làm những việc bình thường như lên cầu thang thì hãy nghĩ đến nguyên nhân do thiếu sắt.
thieu sat, them an nuoc da

Đánh trống ngực

Tim làm việc quá sức có thể bị loạn nhịp, có tiếng thổi, giãn to và thậm chí là suy tim. Nhưng đừng vội sợ, nguyên nhân có thể là do bạn bị thiếu máu thiếu sắt trong một thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn biết mình đã bị bệnh tim thì cần luôn để ý đến nồng độ sắt vì thiếu sắt có thể khiến cho bệnh tim nặng thêm.

Hội chứng chân bồn chồn

Bạn không thể ngưng rung đùi? Khoảng 15% số người bị hội chứng chân bồn chồn cũng bị thiếu sắt. Lượng sắt càng thấp, triệu chứng càng nặng.
thieu sat, them an nuoc da

Đau đầu

Cơ thể bị thiếu sắt sẽ ưu tiên dành ô xi cho bộ não trước khi lo cho các mô khác, nhưng ngay cả như vậy thì não bộ của bạn vẫn nhận được ít ô xi hơn mức lý tưởng cần có. Để đáp lại, các động mạch của não có thể bị sưng lên, gây ra những cơn đau đầu.

Thèm vôi tường, đất bẩn và đá lạnh

Thèm (và thực sự ăn) nhưng thứ không phải thức ăn có thể là dấu hiệu của thiếu sắt. Những người bị thiếu sắt có thể thèm ăn phấn, vôi tường, đất bẩn và giấy. May mắn là phần lớn phụ nữ chọn đá lạnh. Do đó các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị thiếu máu nên đi khám khi thấy thèm ăn đá lạnh.

Lo lắng vô nguyên cớ

Cho dù cuộc sống đã đầy stress, thì thiếu sắt vẫn có thể khiến bạn càng cảm thấy lo lắng thêm. Thiếu ô xi sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, có vai trò như bàn đạp ga của cơ thể. Thêm vào đó, vì thiếu sắt khiến nhịp tim tăng lên, khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng ngay cả khi có đủ lý do để thư giãn.

Rụng tóc

Thiếu sắt, nhất là khi tiến triển thành thiếu máu thiếu sắt toàn phát, có thể gây rụng tóc. Nguyên nhân là vì tình trạng này bắt cơ thể chuyển sang kiểu “sinh tồn”, vì thế nó sẽ vận chuyển ô xi tới hỗ trợ những chức năng sống còn thay vì những thứ “phù phiếm” như giữ cho mái tóc nguyên vẹn. Tuy nhiên cũng đừng quá hoảng khi thấy một vài sợi tóc rơi ra. Phần lớn chúng ta sẽ mất khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày.

Ăn chay

Không phải mọi loại sắt đều được tạo ra như nhau. Cơ thể chúng ta hấp thu sắt heme (Heme là thành phần chính của huyết sắc tố để cấu tạo nên hồng cầu), có nguồn gốc từ thịt, gia cầm và cá, hiệu quả gấp 2 đến 3 lần so với sắt không heme từ thực vật. Tuy nhiên với kế hoạch ăn uống cẩn thận, bạn vẫn có thể nhận được đủ sắt. Rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám và đậu đỗ đều giàu sắt. Hãy kết hợp chúng với những thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, quả mọng và súp lơ xanh để tăng cường chuyển hóa.

Nhược giáp

Thiếu sắt sẽ kìm hãm chức năng tuyến giáp và ngăn cản tác dụng tăng cường chuyển hóa của tuyến này. Bệnh nhược giáp rất hay bị bỏ qua – theo Hội tuyến giáp Mỹ có 6/10 số người bị bệnh tuyến giáp không biết là mình mắc bệnh. Vì thế nếu bạn thấy sức lực sụt giảm, tăng cân hoặc thậm chí có thân nhiệt thấp hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ.

Mang thai

A xít folic được nói đến rất nhiều trong thời kỳ trước sinh, nhưng em bé trong bụng mẹ cũng cần sắt, và phải lấy từ kho dự trữ của mẹ. Hơn nữa, quá trình sinh nở cũng sẽ làm người mẹ mất đi một lượng máu đáng kể. Nếu bạn mang thai, thường xuyên bị nôn do nghén, bạn có thể cần tăng khẩu phần sắt hấp thu.
thieu sat, them an nuoc da

Lưỡi có vẻ yếu ớt

Ngoài làm nhạt màu lưỡi, thiếu sắt có thể làm giảm lượng myoglobin, một protein trong hồng cầu hỗ trợ sức khỏe của các cơ, bao gồm cơ ở lưỡi. Hệ quả là nhiều người bị thiếu sắt luôn than phiền về tình trạng lưỡi bị loét, viêm và “trơn nhẵn” một cách kỳ lạ.

Nhợt nhạt

Có lý do để từ “nhợt nhạt” và “ốm yếu” hay đi cùng với nhau. Hemoglobin mang lại cho máu màu đỏ và nhờ đó giúp da hồng hào. Tuy nhiên, dù da của bạn có màu gì đi nữa, nếu mặt trong của môi, nướu răng và mắt trong mi mắt có màu hồng nhạt hơn bình thường, thì thiếu sắt có thể là nguyên nhân.

Bệnh tiêu chảy mỡ hoặc viêm ruột

Cho dù bạn nhận được đủ sắt trong chế độ ăn, thì bệnh tiêu chảy mỡ và các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng có thể gây ra vấn đề về hấp thu chất dinh dưỡng, bao gồm sắt. Những bệnh này gây viêm và khiến đường tiêu hóa bị tổn hại. Nếu bạn có chẩn đoán bị các bệnh tiêu hóa này, hãy hỏi bác sĩ xem có thể tăng hấp thu sắt bằng cách nào.

Làm thế nào để nhận được nhiều sắt hơn?
Nhu cầu về sắt không giống nhau ở tất cả mọi người, nhất là với phụ nữ. Phụ nữ từ 19 - 50 tuổi thông thường cần 18mg/ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có thai, lượng này tăng lên 27mg. Nếu đang cho con bú, cần cộng thêm vào đó 9 mg nữa. Ngoài ra, lượng kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến nhu cầu sắt. Phụ nữ trên 50 tuổi và đã mãn kinh chỉ cần 8 mg/ngày. Không có để đạt được mức này - chỉ một phần đậu lăng, cải bó xôi, thịt bò, hạt có vỏ cứng, thịt gà, hoặc đậu răng ngựa là có thể cung cấp cho bạn ít nhất một vài mg.
Và nói đến sắt, thì càng nhiều không có nghĩa là càng tốt. Tuy thiếu sắt được chú ý đến nhiều nhất, song thừa sắt cũng là mối lo ngại không kém, vì các nghiên cứu cho thấy thừa sắt có thể gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng và làm tăng nguy cơ tiểu đường, bệnh tim và ung thư, nhất là ở người già.
Huỳnh Châu 
Bài liên quan
'Vì cuộc sống tốt đẹp hơn': 15 năm, 15.000 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được đào tạo nghề miễn phí
Trong 15 năm qua, một chương trình được sáng lập tại Việt Nam đã truyền cảm hứng và giúp 15.000 phụ nữ có cuộc sống khó khăn, ở vùng sâu vùng xa, được tiếp cận với ngành làm đẹp, đặc biệt giúp họ có công việc và thu nhập ổn định.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ăn đá lạnh gây thiếu chất sắt ở phụ nữ