“Vì nhận thấy mình là người mới và còn trẻ nên tôi tự nguyện làm phụ giúp hết mọi việc trong đoàn, từ hộ tống má Bảy Nam, chị Kim Cương đến khiêng xách đồ cho nghệ sĩ đàn anh, đàn chị. Thế là người ta gọi tôi là tên bồi kịch (một dạng giúp việc) của đoàn kịch Kim Cương”, Aly Dũng nhớ lại.
Gia đình tan nát
Aly Dũng sinh năm 1950. Anh có cha là người Việt Nam. Ông là một doanh nhân nổi tiếng của đất quận 8, Sài Gòn. Ông bà ngoại anh là người Ả Rập Hồi giáo di cư đến Việt Nam mưu sinh trong khoảng đầu thế kỷ 20, và sinh ra mẹ anh tại đất Sài Gòn. Cái tên Aly nhắc nhớ đến cội nguồn bên ngoại của anh - Mohamed Adam Aly.
Mẹ Aly có nhan sắc đẹp mặn mà. Có lẽ vì thế mà cha anh thương yêu bà hết mực. Ngoài Aly Dũng, bà còn sinh cho ông thêm 14 người con nữa. Nhưng nhờgiàu có mà gia đình anh rất hạnh phúc.
Ngày ấy Aly là một công tử đúng nghĩa. Sống trong vila rộng lớn, xe hơi và người giúp việc. Vì nhà có tiền nên đến tuổi quân dịch, cha anh lo cho anh vào làm y tá của lưc lượng hải quân. Một dạng lính kiểng để tránh việc đối mặt với bom đạn.
Từ đây, anh có dịp tham gia nhóm nhạc 3 Trái Chuối do nhạc sĩXuân Anh, cha ruột của nhóm tam ca 3 Con Mèo nổi tiếng thập niên 1990, làm trưởng nhóm. Niềm đam mê nghệ thuật nhen nhóm trong tâm hồn Aly từ đó.
Sau năm 1975, Aly Dũng bươn ra chợ buôn bán mưu sinh gồng gánh nuôi em.
Mẹ anh bị tai nạn qua đời. Cái chết của mẹ anh, khiến cha anh buồn bã, đau đớn mất phương hướng. Ông sa vào rượu chè bài bạc. Gia đình phá sản, ông phải bán nhà trả nợ, rồi một ngàyông bỏ đi mất để lại đàn em nhỏ cho anh.
Aly Dũng và các em phải ra một mái hiên nhà người hàng xóm, che tấm bạt để tạm trú. Về sau mới thuê được căn nhà dột nát làm chỗtrú thân.
Aly Dũng hồi tưởng: “Khả năng bươn chải của tôi lúc đó chỉ nuôi nổi 4 đứa em nhỏ nhất. Mấy đứa lớn thì lao ra đời tự kiếm cơm. Vì mồ côi, gia đình khánh kiệt, không được học hành nên vài đứa trở thành dân xã hội đen, chết vì nghiện ngập lúc tuổi còn trẻ.
Những đứa còn lại cũng lớn lên như cây cỏ hoang dại. Có lẽ vì thiếu ăn nên lần lượt bệnh tật qua đời. 14 đứa em tôi đã chết hết khi tôi chưa qua 60 tuổi. Giờ trong nhà chỉ còn mỗi mình tôi còn sống”.
Ba chìm bảy nổi
Một lần Aly Dũng đang buôn bán quần áo ngoài chợ trời thì anh gặp cố nghệ sĩThành Trí. Ông nhìn thấy ở anh một nét đẹp trai đậm chất nghệ sĩnên mời anh tham gia đóng kịch. Anh vui mừng đồng ý nhưng rất lo mình không có khiếu hóa thân.
Về phần cố nghệ sĩThành Trí, ông thuyết phục cho anh về đoàn kịch Cửu Long Giang. Ở đó, anh được giao vai nhỏ chờ từ từ nhận được vai lớn hơn. Thế nhưng về sau anh không được trao thêm cơ hội. Nản lòng anh tìm bến bờ khác.
Thông qua người chú họ là cố danh hài Khả Năng, anh được nhận về đoàn kịch Kim Cương. Tại đây, Aly Dũng tái ngộ cố đạo diễn Thành Trí qua vai 6 Xì Ke vở Cơn bão cuối cùng.
Aly Dũng nhớ lại: “Được về đoàn kịch lớn nhất miền Nam, tôi mừng lắm. Tâm nguyện là phải làm thật tốt để không phụ lòng sư phụ Thành Trí.
Tôi lặng lẽ đến những nơi dân chích choác tụ tập xem cách họ vật vã lúc thiếu thuốc, quan sát động tác chích, và cách họ thỏa mãn cơn nghiện để hóa thân vào vai nghiện xì ke.
Lúc tôi đang diễn, bỗng nghe trong cánh gà tiếng vỗ tay. Liếc nhìn vào tôi thấy má Bảy Nam vừa cười vừa ra động tác cổ vũ.
Tôi được truyền thêm sức mạnh nên diễn xuất thần. Lúc tôi vào trong má Bảy khen tôi diễn như một gã nghiện thật thụ”,Aly Dũng cho biết thêm.
Thế nhưng nghệ sĩKim Cương là người nghiêm khắc. Bà nói với Aly rằng dù anh đã có vai diễn tốt nhưng nghề diễn còn phấn đấu nhiều.
Anh hiểu được thân phận nên kiên nhẫn học hỏi. Anh tự nguyện làm nhiều công việc cho đoàn nên bị gán cho cái tên là một gã bồi của đoàn kịch.
Đến khi nghệ sĩKim Cương cùng vài diễn viên nồng cốt lưu diễn ở nước ngoài, đoàn kịch bắt đầu giảm biên chế. Aly Dũng là một trong số những người phải rời đoàn, thất nghiệp anh phải lao ra đời mưu sinh.
Thế rồi cơ hội lại đến, anh được tham gia đoàn kịch Bông Hồng. Tại đây, anh được nhiều cơ hội thăng hoa với nghề. Nhưng sự lận đận vẫn đeo bám, anh đầu quân về đoàn kịch Trẻ do nghệ sĩBạch Lan làm trưởng đoàn. Anh được giao vai mà nghệ sĩThành Lộc đã từng đảm nhiệm trước khi rời đoàn, trong vở kịch dân gian "Trâu đực đẻ con".
Vì bất đồng với trưởng đoàn Bạch Lan, Aly Dũng chia tay đoàn kịch Trẻ. Lúc này, anh rất thân với nghệ sĩThẩm Thúy Hằng nên anh được gia nhập nhóm Kịch vui chuyên lưu diễn các tỉnh.
Đoàn kịch Vui hoạt động dưới hình thức ca kịch tổng hợp nên bên nhạc có hai ngôi sao Duy Khánh, Giang Tử. Bên kịch có Thẩm Thúy Hằng, Nguyễn Chánh Tín. Aly Dũng vừa hát, vừa đóng kịch kiêm luôn hậu đài.
Aly Dũng cho biết: “Tham gia đoàn kịch Vui Thẩm Thúy Hằng là khoảng thời gian êm đềm nhất của tôi. Tôi được hát, được diễn và kiếm được nhiều tiền đủ để mua chiếc xe đi lại.
Tuổi già neo đơn
Trong hành trình nghệ thuật đầy thăng trầm của mình, Aly Dũng có nhiều vai diễn ưng ý. Nhưng vai diễn anh được giới chuyên môn đánh giá cao là vai Tuấn trong vở "Con đường đi qua xóm nhỏ". Với vai diễn này Aly Dũng đoạt huy chương vàng năm 1984.
Thế nhưng về sau, vì lý do sức khỏe, nghệ sĩThẩm Thúy Hằng rã đoàn kịch Vui. Aly Dũng chuyển sang đóng phim. Đến nay, anh tham gia hơn 100 vai của phim màn ảnh rộng lẫn phim truyền hình.
Thế nhưng, lúc nào cuộc sống của anh cũng chìm trong sự thiếu thốn. Hơn 50 năm tồn tại, anh mãi sống kiếp nhà thuê.
Đến một lúc thấy sức khỏe xuống dần, anh bán chiếc xe máy để mua lại cái chuồng heo của người quen dựng tạm tấm carton để có chỗ tá túc qua ngày.
Kể từ đó, anh đi lại bằng cách cuốc bộ, hoặc đi xe buýt. Tiền cát sê đóng phim là một khoản rất nhỏ nên để tồn tại anh ăn uống tằn tiện.
Có lúc anh chỉ đủ tiền mua bánh tráng về cuốn chấm nước tương, hoặc là mua bún trắng về ăn. Thiếu thốn đủ bề nhưng anh vẫn khát khao nghề diễn.
Khó khăn cỡ nào, anh vẫn không làm gì khác ngoài đợi chờ những vai diễn mới. Sau 60 tuổi, Aly Dũng có được những vai hay như Mã Đồng trong Trần Trung Kỳ Án.
Thế nhưng, muốn đủ sống anh phải liên tục đóng phim. Khổ nỗi phim truyền hình đang khó khăn, còn anh tuổi tác ngày càng lớn nên càng ít cơ hội.
Aly Dũng bộc bạch: “Tôi sống khổ từ nhỏ nên quen. Thiếu thốn cỡ nào cũng chịu được, miễn có vai diễn mới là vui. Có lúc tôi bán dần những vật dụng trong nhà để lo chuyện ăn”.
“Đến khi chuẩn bị bán luôn thứ duy nhất còn xót lại là căn nhà chòi, thì tôi gặp một nhà báo. Người này viết bài về tôi và nhờ vậy tôi được cứu giúp.
Nghệ sĩChí Trung tặng tôi một chiếc xe máy. Tôi rất trân quý. Thế nhưng vì quá lâu không có vai diễn, tôi buộc phải đi cầm lấy tiền mua thức ăn”.
Đạo diễn Lê Cung Bắc từng nhận xét Aly Dũng là người đam mê nghệ thuật, và có trách nhiệm với vai diễn. Anh có khả năng diễn thật như không diễn.
Thế nhưng mỗi người có một vận may khác nhau. Anh đã không được ngôi sao may mắn chiếu mệnh nên cả cuộc đời mãi lênh đênh.
Theo Aly Dũng, từ hồi Tết đến giờ anh không có một hoạt động nghệ thuật nào. Có hôm bụng đói cồn cào mà không dám ăn.
Lúc đó, anh chỉ mơ ước được ai đó mời đi diễn. Nếu tình hình này kéo dài, anh dự định bán căn nhà lấy số tiền ít ỏi gửi ngân hàng lo chuyện ăn uống. Còn anh thì xuống ghe của một người bạn nương thân cho qua ngày đoạn tháng. Nói về cuộc đời Aly Dũng chắc chỉ có một cụm từ phù hợp nhất là: Bắt phong trần, phải phong trần....
Nguyễn Huy