Phía đại diện OceanBank mới cho rằng căn cứ vào Điều 42 Bộ luật hình sự và Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự, đơn vị đã đưa ra các nội dung để xác định yêu cầu thiệt hại. Do vậy, đối với vấn đề xác định buộc ai phải chịu trách nhiệm này, phía ngân hàng đề nghị HĐXX làm rõ để buộc người có trách nhiệm hoàn trả cho ngân hàng Đại Dương.

Ai chịu trách nhiệm về thiệt hại hơn 1.576 tỉ đồng của OceanBank?

Thu Anh | 11/09/2017, 16:07

Phía đại diện OceanBank mới cho rằng căn cứ vào Điều 42 Bộ luật hình sự và Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự, đơn vị đã đưa ra các nội dung để xác định yêu cầu thiệt hại. Do vậy, đối với vấn đề xác định buộc ai phải chịu trách nhiệm này, phía ngân hàng đề nghị HĐXX làm rõ để buộc người có trách nhiệm hoàn trả cho ngân hàng Đại Dương.

Yêu cầu bồi thường cho Ngân hàng Đại Dương mới

Liên quan tới số tiền hơn 1.576 tỉ đồng mà OceanBank bị thiệt hại, bà Vũ Thị Bích Ngọc - đại diện OceanBank mới cho rằng phía ngân hàng đã xác định cụ thể số tiền thiệt hại là hơn 1.576 tỉ đồng. Còn ai là người bồi thường, OceanBank đề nghị HĐXX làm rõ trên cơ sở cáo trạng và kết luận điều tra.

Trước câu hỏi của luật sư về con số 1.576 tỉ đồng này có thực sự là sở hữu của Ngân hàng Đại Dương hay không, bà Ngọc nhấn mạnh: “Chúng tôi đã căn cứ trên quyết định 663, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ kèm theo. Trong phiên xử trước, chúng tôi đã trình bày về căn cứ khoản tiền 1.576 tỉ được rút từ 3 tài khoản thuộc sở hữu của ngân hàng Đại Dương. Do vậy, chúng tôi xác định việc chi là sai chế độ tài chính kế toán và xác định đó là thiệt hại, yêu cầu bồi hoàn”.

Kết luận điều tra và cáo trạng đều thể hiện, trong số tiền thiệt hại hay thất thoát có 20% là của nhà nước, 80% là cổ đông. “Vậy thì hơn 1.576 tỉ đồng, bà đòi cho Ngân hàng Đại Dương hay đòi thay cho các cổ đông cũ của ngân hàng?”, luật sư hỏi.

Đáp lời, người đại diện OceanBank nói “Chúng tôi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của ngân hàng Đại Dương nên yêu cầu bồi thường cho ngân hàng Đại Dương mới”.

NHNNkhông có trách nhiệm giám sát trực tiếp các tổ chức tín dụng

Trong phiên xét hỏi sáng 11.9, các luật sư đặt câu hỏi về trách nhiệm của NHNN đối với OceanBank khi không phát hiện, cảnh báo sai phạm của OceanBank về chi lãi ngoài và thu phí tại Công tyBSC.

Trả lời câu hỏi từ phía luật sư, đại diện NHNN cho rằng NHNN Việt Nam không có trách nhiệm giám sát trực tiếp các tổ chức tín dụng. Trực tiếp giám sát là chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố. Các chi nhánh đã thực hiện giám sát thông qua kết luận thanh tra. Vì những lý do trên, NHNN không có trách nhiệm đối với vấn đề này.

Về việc NHNN mua lại OceanBank với giá 0 đồng, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm cho biết, bị cáo chưa nhận được thông báo chính thức về việc NHNN mua lại OceaBank với giá 0 đồng vào tháng 5.2015. Là cổ đông nắm giữ 62,9% nhưng bị cáo không nhận được bất cứ thông báo gì.

Đối với câu hỏi về việc gửi báo cáo kiểm toán cho các cổ đông lớn tại OceanBanktrước khi NHNN mua lại với giá 0 đồng, đại diện NHNN xin phép không trả lời câu hỏi này và từ chối trả lời ở một số câu hỏi tiếp theo của luật sư.

PVN không có văn bản nào ép buộc

Cũng trong ngày xét xử, VKS tham gia xét hỏi đối với đại diện PVN. Vấn đề VKS đặt ra là năm 2009 -2010, PVN có văn bản yêu cầu các tổng công ty, công ty con của tập đoàn phải gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của OceanBank trên cơ sở nào?

Trả lời câu hỏi này, đại diện PVN cho biết PVN không có văn bản nào ép buộc sử dụng mà chỉ là khuyến nghị, căn cứ vào thỏa thuận giữa hai bên. Yếu tố bắt buộc là không có, văn bản mang tính đề nghị nên quyền tự chủ thuộc các đơn vị thành viên.

Theo VKS, văn bản hành chính ngày 22.6.2009, do TGĐ PVN ký yêu cầu đối với các công ty, tổng công ty thành viên như một yêu cầu bắt buộc. Văn bản yêu cầu các đơn vị thành viên lệ thuộc, yêu cầu thực hiện và báo cáo kết quả trước 15.10.2010.

Kết thúc phần xét hỏi, phiên xử tiếp tục phần tranh luận vào Thứ Năm (14.9).

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ai chịu trách nhiệm về thiệt hại hơn 1.576 tỉ đồng của OceanBank?