Kể cả khi chính phủ của Thủ tướng Abe có được sự ủng hộ từ phía Hoàng gia thì vẫn là chưa đủ, khi trở ngại chính yếu đang cản đường Abenomics lại là một yếu tố mà cả Nhật hoàng cũng không thể giải quyết: bài toán nhân khẩu học của Nhật Bản.

Abenomics sẽ thất bại nếu không giải được bài toán nhân khẩu học?

Nhàn Đàm | 13/08/2016, 13:19

Kể cả khi chính phủ của Thủ tướng Abe có được sự ủng hộ từ phía Hoàng gia thì vẫn là chưa đủ, khi trở ngại chính yếu đang cản đường Abenomics lại là một yếu tố mà cả Nhật hoàng cũng không thể giải quyết: bài toán nhân khẩu học của Nhật Bản.

Một sự kiện quan trọng trên thế giới trong tuần qua là việc Nhật hoàng Akihito trong một bài phát biểu vào ngày8.8 đã ngỏ ý muốn thoái vị và nhường ngôi cho thái tử. Việc nàyđược xem là một sự kiện mang nhiều ý nghĩa, khi đây cũng được xem là thời điểm sẽ quyết định vận mệnh của nền kinh tế Nhật Bản thông qua kết quả của cuộc cải cách Abenomics. Nếu Nhật hoàng Akihito thoái vị, nhiều khả năng vị Nhật hoàng kế tiếp có thể sẽ là người ủng hộ các chính sách cải cách kinh tế mạnh tay của Thủ tướng Shinzo Abe trong khoảng thời gian quyết định là 2 năm còn lại, và có thể khiến cuộc cải cách quan trọng quyết định vận mệnh Nhật Bản này đi đến thành công. Tuy nhiên, sự ủng hộ từ phía Hoàng gia có thể sẽ là không đủ, khi trở ngại đang cản đường Abenomics lại là một yếu tố mà cả Nhật hoàng cũng không thể giải quyết: bài toán nhân khẩu học của Nhật Bản.

Việc Nhật hoàng Akihito ngỏ ý muốn thoái vị được đánh giá là một sự kiện mang ý nghĩa khá tích cực đối với các nỗ lực cải cách kinh tế và sửa đổi Hiến pháp đang được Thủ tướng Shinzo Abe và đảng cầm quyền LDP theo đuổi. Từ lâu nay Nhật hoàng Akihito vẫn được đánh giá là một vị Thiên hoàng theo đường lối ôn hòa, không quá đặt nặng yếu tố chủ nghĩa dân tộc. Điển hình là việc, khác với rất nhiều các nhà lãnh đạo Nhật Bản khác kể từ sau thế chiến 2 vốn thường xuyên đến thăm ngôi đền Yasukuni, Nhật hoàng Akihito kể từ thời điểm lên ngôi năm 1989 luôn kiên quyết từ chối đến thăm ngôi đền này. Ông cũng khiến không ít người dân Nhật theo chủ nghĩa dân tộc cảm thấy bất bình khi cho rằng người Nhật có liên hệ về huyết thống với người Triều Tiên trong quá khứ. Vị Nhật hoàng này cũng là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất của Nhật Bản có số lần đưa ra những lời xin lỗi về các tội ác chiến tranh nhiều nhất kể từ sau thế chiến 2.

Vì thế, dễ hiểu vì sao việc Nhật hoàng Akihito ngỏ ý thoái vị lại có thể là một lợi thế cho Thủ tướng Shinzo Abe và đảng LDP đối với các nỗ lực cải cách. Với đường lối ôn hòa và có ác cảm với các vết đen của chiến tranh, Nhật hoàng Akihito có xu hướng phản đối việc chính phủ Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Abe muốn sửa đổi Hiến pháp để tái thiết lập và vũ trang quân đội nước này. Một vị Nhật hoàng kế nhiệm trẻ hơn và có tinh thần dân tộc chủ nghĩa hơn sẽ có xu hướng ủng hộ các nỗ lực cải cách kinh tế và Hiến pháp của Thủ tướng Abe hơn.

Tuy nhiên, bất chấp những lợi thế khá lớn mà ông Abe và đảng LDP đang nắm giữ (chiếm 2/3 số ghế ở cả Thượng và Hạ viện, đủ điều kiện để sửa Hiến phápvà rất có thể sẽ có thêm sự ủng hộ của Hoàng gia), thì vẫn còn một trở ngại rất lớn: cuộc cải cách kinh tế Abenomics đang đối mặt với nguy cơ thất bại ngày càng lớn hơn. Nếu xét trên các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế, có thể thấy rõ rằng các chính sách Abenomics được áp dụng liên tục trong vòng 3 năm qua đã thất bại.

Tăng trưởng GDP của kinh tế Nhật Bản vốn chỉ dao động quanh mức 0-0,5% từ năm 2009, và kể cả khi Abenomics được tiến hành thì cũng chỉ nhích lên không đáng kể. Mục tiêu lạm phát 2% được đặt ra từ cuối năm 2013 khi ông Abe quay trở lại ghế thủ tướng đến nay vẫn chưa đạt được. Các chính sách tài khóa như hạ tỷ giá đồng yen, tăng cường kích thích tăng trưởng bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế ngoài một số kết quả ngắn hạn đã tỏ ra hoàn toàn không có hiệu quả. Việc thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda tuyên bố gần đây rằng BOJ sẽ xem xét lại toàn bộ cấu trúc các chính sách thúc đẩy tăng trưởng, thay vì lạm dụng các biện pháp hạ tỷ giá và bơm tiền vào nền kinh tế như trước, là một ví dụ điển hình cho thấy một thực tế: Abenomics sau 3 năm thực hiện chưa tạo ra được đà cải cách cho kinh tế Nhậtvà thời gian còn lại chỉ là 2 năm mà thôi.

Lý do chủ yếu khiến các chính sách tài khóa của Abenomics thất bại, là vì nó đã không giải được bài toán cơ bản của kinh tế Nhật Bản là yếu tố “năng suất”. Một nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng nhanh hơn khi năng suất của nó cao hơn, và điều này phụ thuộc vào hai yếu tố chủ chốt: cấu trúc nền kinh tếvà nhân khẩu học. Hiểu đơn giản, một nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn khi nó được cấu trúc tốt hơn, giúp nó vận hành đạt hiệu quả cao hơn. Hoặcnền kinh tế đó phải có tốc độ tăng trưởng dân số lớn, để tạo ra lượng nhân lực hoạt động trong nền kinh tế lớn hơn, dẫn tới việc có được mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cao hơn.

Nhật Bản hiện nay đều thiếu cả hai điều kiện cơ bản này. Đặc biệt là về nhân khẩu học. Nhật Bản hiện đang cùng với Đức là hai quốc gia có tỷ suất sinh thấp nhất thế giớivà dân số có xu hướng giảm dần. Nghịch lý ở chỗ, Nhật Bản cũng đang là một trong những quốc gia mà người dân có tuổi thọ lớn nhất thế giớivàcó tỷ lệ dân số đến tuổi nghỉ hưu lớn nhất. Tất cả những điều này khiến cho tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động của Nhật Bản đang có chiều hướng suy giảm trầm trọng. Theo thống kê, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động của Nhật đã giảm bình quân 0,17% mỗi năm kể từ thời điểm năm 2000 đến nay. Hiện hơn 1/4dân số Nhật Bản có độ tuổi trên 65, và năm 2015 là thời điểm dân số Nhật Bản chính thức sụt giảm lần đầu tiên trong gần một thế kỷ qua. Dân số trong độ tuổi lao động giảm đi, đồng nghĩa với năng suất và tổng sản phẩm quốc nội cũng sẽ giảm đi.

Trước mặt Thủ tướng Shinzo Abe hiện chỉ còn hai con đường: hoặc tái cơ cấu triệt để nền kinh tế khiến nó vận hành hiệu quả hơn; hoặc là tìm cách gia tăng dân số Nhật Bản thông qua tăng tỷ suất sinh tự nhiên hoặc là thông qua nhập cư. Trong đó, khả năng chính phủ Nhật Bản có thể tái cấu trúc triệt để toàn bộ nền kinh tế Nhật chỉ trong vòng 2 năm còn lại là tương đối thấp, và thực tế là nội các của Thủ tướng Abe đã trì hoãn mũi tên thứ ba của Abenomics này trong suốt 3 năm qua. Việc tái cấu trúc toàn bộ một nền kinh tế vốn đã ở trong tình trạng phát triển rất cao như Nhật Bản là một điều rất khó, trừ phi có tiến bộ công nghệ mới làm nền tảng.

Giải pháp khả dĩ nhất với chính phủ Nhật Bản hiện tại là tìm lời giải cho bài toán nhân khẩu học. Khác với các dân tộc khác, người Nhật Bản không có thái độ cởi mở và đồng tình với các chính sách nhập cư. Trong khi đó, gia tăng dân số một cách tự nhiên thông qua tỷ suất sinh cũng là điều rất khó. Sự trì trệ về kinh tế hiện nay đang khiến cho ngày càng nhiều người Nhật không muốn kết hôn, còn các hộ gia đình thì không muốn sinh nhiều con do chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc là quá lớn. Kể cả khi vị Nhật hoàng kế nhiệm có muốn ra lệnh để người dân Nhật thay đổi thực trạng này thì e rằng cũng khó có thể thành công.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Abenomics sẽ thất bại nếu không giải được bài toán nhân khẩu học?