Lịch Gregory, Hồi giáo và kể cả lịch Julius (do Julius Caesar giới thiệu vào năm 46 TCN) là những hệ thống lịch phổ biến ngày nay. Tuy nhiên, còn có những loại lịch khác với những tính chất đặc trưng, kỳ lạ, đã được sử dụng trong lịch sử.

9 loại lịch kỳ lạ, khác thường trong lịch sử

Theo Doanhnhanplus | 13/07/2022, 17:30

Lịch Gregory, Hồi giáo và kể cả lịch Julius (do Julius Caesar giới thiệu vào năm 46 TCN) là những hệ thống lịch phổ biến ngày nay. Tuy nhiên, còn có những loại lịch khác với những tính chất đặc trưng, kỳ lạ, đã được sử dụng trong lịch sử.

Lịch quốc tế cố định

Lịch quốc tế cố định (International Fixed Calendar) có 13 tháng; mỗi tháng có 28 ngày.

lich1.jpg

Những tháng cũng được đặt tên thông dụng như từ tháng 1 tới tháng 12, với một tháng mới tên là “Sol” được thêm vào giữa tháng 6 và tháng 7. Có một ngày không có tháng vào cuối mỗi năm, được gọi là “ngày của năm”. Ngày Độc lập của Mỹ không phải là ngày 4.7, nhưng là ngày 16 tháng Sol. Lễ Phục sinh luôn là ngày 15.4 và Giáng sinh luôn rơi vào ngày thứ Tư. Mỗi năm bắt đầu vào ngày Chủ nhật. Và theo mê tín, mỗi ngày thứ Sáu luôn luôn là ngày thứ 13.

Lịch Ai Cập

Cuốn lịch đầu tiên được sử dụng bởi người Ai Cập cổ đại là âm lịch (tính theo chu kỳ của mặt trăng), dựa theo sự lên xuống của sông Nile.

lich2.jpg

Lịch này kết thúc không chính xác bởi vì nó bị lỗi tới trên 80 ngày. Vì thế, người Ai Cập giới thiệu một dương lịch (tính theo mặt trời) dựa trên sao Sirius (Thiên Lang Tinh). Hai loại lịch đều được dùng cùng lúc, nhưng không bao lâu sau chúng đã tách hẳn ra. Chính vì thế cứ mỗi 3 năm một lần, người Ai Cập lại phải thêm một tháng bổ sung vào âm lịch.

Lịch người Maya

Lịch người Maya thực sự có 3 loại lịch khác nhau: Đếm Dài (lịch thiên văn), Tzolkin (lịch thần thánh) và Haab (lịch dân sự).

lich3.jpg

Lịch Haab có 365 ngày, chia làm 19 tháng, với những tháng có từ 18 đến 20 ngày và một tháng có 5 ngày. Lịch Tzolkin có 20 “kỳ”, mỗi kỳ có 13 ngày. Lịch Tzolkin dùng để xác định những ngày lễ và các hoạt động tôn giáo của dân Maya. Lịch Đếm Dài dùng để tính những chu kỳ thời gian lâu hơn, gọi là “Chu kỳ vũ trụ”. Một “Chu kỳ vũ trụ” có 2,88 triệu ngày (khoảng 7.885 năm). Người Maya cổ tin rằng cứ mỗi 2,88 triệu ngày, vũ trụ bị phá hủy và sau đó xây dựng lại.

Lịch Positivist

Lịch Positivist (lịch thực chứng) được dự kiến thay thế lịch Thiên Chúa giáo. Nó được ông August Comte phát minh năm 1849.

lich4.jpg

Tất cả các tháng của nó đều có 28 ngày, chia thành 4 tuần, mỗi tuần 7 ngày. Nó có 1 ngày không rơi vào tháng nào, được dành riêng cho những người quá cố vào cuối mỗi năm. Mỗi năm nhuận có dư một ngày dành cho phụ nữ. Mỗi ngày được đặt tên theo nhân vật hay tổ chức lịch sử, tất cả những tháng và những năm đều bắt đầu bằng ngày thứ Hai.

Lịch chính thống Ethiopia

Ethiopia kỷ niệm thiên niên kỷ mới vào ngày 12.9.2007, sau lịch phương Tây tới bảy năm rưỡi. Sở dĩ như vậy vì họ sử dụng lịch Chính thống giáo Coptic (giáo hội Kitô giáo lớn nhất tại Ai Cập và Trung Đông) và tương tự như lịch Do Thái.

lich5.jpg

Lịch có 13 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Và những năm nhuận có một tháng dư năm hoặc sáu ngày. Lịch này được phương Tây sử dụng trước năm 1582, đó là năm họ đổi sang lịch Gregory (Dương lịch). Riêng Ethiopia không chuyển theo lịch Gregory vì họ bảo thủ tín ngưỡng của mình.

Lịch Cách mạng Pháp

Lịch Cách mạng Pháp cũng còn gọi là lịch Cộng hòa Pháp. Nó được nước Pháp sử dụng từ ngày 24.10.1793 đến ngày 1.1.1806 thì bị bãi bỏ. Năm 1871, nó được tái sử dụng, sau đó lại bị loại bỏ. Lịch bị thất bại trong ý đồ “chống lại Cơ Đốc giáo” Pháp.

lich6.jpg

Lịch được giới thiệu lần đầu vào năm 1793, gần một năm sau cuộc Cách mạng Pháp. Vì như vậy, nên không có năm thứ nhất và bắt đầu với năm thứ hai.

Lịch có 12 tháng, mỗi tháng có ba kỳ, mỗi kỳ 10 ngày. Những năm nhuận sẽ có năm hoặc sáu ngày không ăn vào tháng nào được thêm vào mỗi cuối năm. Mỗi ngày trong năm được đặt tên theo các loại hạt, cây, hoa, trái cây, dụng cụ và các động vật.

Lịch La Mã

Còn có tên là lịch “tiền Julian”, do hoàng đế Romulus lập ra khi Rome mới được thành lập. Nó có 10 tháng, tổng cộng 304 ngày. Và cộng thêm 61 ngày không thuộc vào tháng hay tuần nào.

lich7.jpg

Sở dĩ các tháng không đồng bộ là có các lý do. Vua Numa đã thêm hai tháng dư, đó là tháng Ianuarius (tháng Giêng) và Februarius (tháng Hai) để biến thành tổng cộng 12 tháng. Một tháng dư được thêm vào là do lệnh của pontifex maximus, một thầy tế cấp cao La Mã.

Lịch Trung Quốc

Lịch Trung Quốc còn gọi là lịch âm dương, có nghĩa là nó được tính dựa trên vị trí của Mặt trời và Mặt trăng. Một năm bình thường có 12 tháng và dao động từ 353-355 ngày, trong khi một năm nhuận có thêm một tháng, khiến một năm có 383-385 ngày. Tháng nhuận được thêm vào khoảng ba năm một lần và nó có cùng tên với tháng trước đó. Mặc dù lịch vẫn được sử dụng ở Trung Quốc, nhưng nó chủ yếu được sử dụng để tính ngày của các dịp lễ và đám cưới của người Trung Quốc, trong khi lịch Gregory được sử dụng cho hầu hết mọi thứ khác.

lich8.jpg

Những năm không được tính bằng các con số như trong các lịch khác. Thay vào đó, chúng được đặt tên theo thuật ngữ thiên thể và một thiên thể có chu kỳ 60 năm. Các thuật ngữ thiên thể, tổng cộng gồm có 10, gọi là thập can, cũng không có từ ngữ nào tương đương trong tiếng Anh. Các thiên thể gồm 12 loài động vật, tức thập nhị chi, bao gồm các cung hoàng đạo Trung Quốc. Và cũng giống như hầu hết các loại lịch khác, lịch Trung Quốc có những lỗi riêng. Vào năm 2033 (theo lịch Gregory), tháng nhuận sẽ được thêm vào sau tháng thứ 7 thay vì tháng 11, điều này là khác thường.

Lịch Aztec

Lịch Aztec được tạo thành từ hai loại lịch khác nhau là Xiuhpohualli và Tonalpohualli. Xiuhpohualli có 365 ngày, được chia thành 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày. 5 ngày thêm được coi là không may mắn, đã được thêm vào cuối năm, và cứ sau 52 năm lại được thêm 12 ngày. Mặt khác, Tonalpohualli có 20 tháng được chia thành 13 ngày, đưa số ngày của nó lên 260. Mỗi 260 ngày được liên kết với một con số hoặc dấu hiệu để dâng hiến riêng cho một vị thần.

lich9.jpg

Cứ sau 52 năm, hai loại lịch này trở nên tương đương với nhau, qua đó người Aztec tin rằng thế giới sẽ bị hủy diệt. Để ngăn chặn sự hủy diệt sắp xảy ra, họ đã thực hiện một nghi thức kéo dài 12 ngày được gọi là lễ hội lửa mới, để tạo sự “kết nối” giữa các năm.

Tất cả các đám cháy đang cháy trong thành phố sẽ được dập tắt vào ngày đầu tiên của lễ hội, và sự việc sẽ vẫn như thế cho đến ngày thứ 12, hôm ấy họ sẽ dùng một người để tế thần và một ngọn lửa mới được thắp lên. Lễ tế thần này nhằm để đảm bảo rằng mặt trời sẽ tiếp tục chiếu sáng trong 52 năm tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
9 loại lịch kỳ lạ, khác thường trong lịch sử