Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Y - Xã hội, có đến 80% học sinh ở các trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội cho biết từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Việc này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng hiện nay.

80% học sinh tại Hà Nội đã từng bị bạo lực trong trường học

Hải Yến | 19/01/2017, 16:28

Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Y - Xã hội, có đến 80% học sinh ở các trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội cho biết từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Việc này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng hiện nay.

Hàng loạt các hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực phòng ngừa bạo lực học đường, kỹ năng công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường phổ thông liên tục được tổ chức trong thời gian qua nhưng vẫn không làm giảm đi tình trạng này.

Trước đó, chia sẻ với phóng viên bên lề phiên chất vấn của mình, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đãthừa nhận tình trạng bạo lực học đường hiện đang diễn ratrong các trường học và có xu hướng gia tăng. Bộ trưởng cho biết đây là vấn đề nóng, cấp bách cần phảigiải quyết trong thời gian tới.

Bộ trưởng nhận trách nhiệm và cho rằngcần phải giáo dưỡng các em học sinh ngay từ khi còn nhỏ, từ những môn học đạo đức, giáo dục công dân.Bộ trưởng cho biết đã trực tiếp làm việc với các giáo viên dạy môn giáo dục công dân từ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông để sắp tới xây dựng một chương trình thực tế, thiết thực với cuộc sống và phải đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp cho lĩnh vực này.

Ngày 18.1, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành công văn số 192/UBND-KGVX, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.UBND thành phố giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý địa bàn, chỉ đạo công tác tuyên truyền, quản lý, giáo dục học sinh.

Có biện pháp theo dõi, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh tổ chức gây gổ, đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường; kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các hàng quán, tụ điểm vui chơi giải trí, dịch vụ internet, trò chơi trực tuyến... có biểu hiện gây mất an ninh, trật tự ở khu vực cổng trườnghọc.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội

Chia sẻ ý kiến của mình về vấn đề bạo lực học đường ngày càng gia tăng, TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng: Trong mỗi vụ đánh nhau, đối tượng chính vẫn là học sinh, vì vậy phải bắt các học sinh này chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nhất là những hành vi quá mức, dẫn đến vi phạm pháp luật.

Gia đình cần phải phát huy vai trò nhiều hơn nữa trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc, gây tâm lýỷ lại, dựa dẫm và hưởng thụ. Xã hội cần phải có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ đểgiáo dục con người trong gia đình, nhà trường vàtrong toàn xã hội, coi trọng dạy kỹ năng sống cho các em vươn tới nhũng điều tốt đẹp trong xã hội.

Bất kỳ phụ huynh nào khi cho con đến trường đều mong muốn con học được điều hay lẽ phải, từ tri thức đến đạo đức. Thế nhưng, do một bộ phận phụ huynh không nhận ra được thái độ đối xử với con cái thay đổi theo từng giai đoạn phát triển nên việc hợp tác với nhà trường để giáo dục, điều chỉnh hành vi học sinh có độ chênh khá lớn.

Theo các chuyên gia giáo dục, tại Hà Nội, do lối sống xã hội ngày càng thay đổi, để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường thì Sở GD-ĐT cầntuyên truyền đểphụ huynh vàthầy cô giáo phối hợp chặt chẽ với nhau, giúp hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ tiểu học.

Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để trao đổi, động viên con trẻ trong việc học, việc ứng xửvới bạn bè, thầy cô. Qua đó kịp thời nắm bắtsự thay đổi về tâm sinh lý của con, tránh việc bộc phát hành động thiếu kiểm soát. Cùng với đó, cơ quan chức năng cần phối hợp với gia đình và nhà trường để kiên quyết xử lý cáctrường hợp bạo lực có tínhcôn đồ đểrăn đe. Có như thế mới mong giảm thiểu được thực trạng bạo lực trong lứa tuổi học sinh.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
80% học sinh tại Hà Nội đã từng bị bạo lực trong trường học