Kể từ khi đạo luật 'cấm tuyên truyền đồng tính' được chính phủ Nga thông qua vào năm 2013, rất nhiều tổ chức vận động quyền cho người LGBT đã phải điêu đứng với tình trạng phản đối và đàn áp người LGBT tăng mạnh. Thậm chí, theo một cuộc nghiên cứu vào năm 2013, 74% người dân Nga cho rằng người đồng tính không nên được chấp nhận bởi xã hội (tăng từ 64% của năm 2002).

74% người dân Nga phản đối người đồng tính

Một Thế Giới | 14/04/2015, 14:39

Kể từ khi đạo luật 'cấm tuyên truyền đồng tính' được chính phủ Nga thông qua vào năm 2013, rất nhiều tổ chức vận động quyền cho người LGBT đã phải điêu đứng với tình trạng phản đối và đàn áp người LGBT tăng mạnh. Thậm chí, theo một cuộc nghiên cứu vào năm 2013, 74% người dân Nga cho rằng người đồng tính không nên được chấp nhận bởi xã hội (tăng từ 64% của năm 2002).

Theo The Guardian đưa tin, một nhóm những nhà vận động quyền LGBT của Nga đã đến thăm Stonewall - trung tâm LGBT lớn nhất của Anh. Họ đến từ một tổ chức có tên là Maximum với mục đích học hỏi kinh nghiệm đấu tranh mà Stonewall đã trải qua trong các vấn đề như hôn nhân đồng giới, việc nhận nuôi con cũng như cách thức phản khán tình trạng bị đàn áp tại quê nhà.
"Mọi người đều lo sợ", Sergei Alekseenko - người đứng đầu Maximum, nói. "Ba bốn năm trước những kẻ kỳ thị đồng tính còn hoạt động đơn lẻ. Nhưng giờ đây họ đã thành lập thành nhiều nhóm. Họ lên tiếng đe dọa trên các mạng xã hội, tiết lộ thông tin cá nhân của những người vận động và gia đình họ. Chỉ có người ngu mới không biết sợ".
Nguoi dong tinh tai Nga, cong dong LGBT, ky thi dong tinh
 Các nhà vận động về quyền của LGBT tại London
Tổ chức Stonewall vốn có kinh nghiệm trong việc đấu tranh gỡ bỏ đạo luật "cấm tuyên truyền đồng tính" của Anh vào năm 1998. Họ đã tổ chức một buổi hội thảo kéo dài một tuần tập trung vào những vấn đề như an ninh, quyền lực và kỹ năng truyền thông nhằm truyền đạt lại kinh nghiệm cho những nhà vận động đến từ Nga.
"Đây là một cơ hội tốt để chúng tôi có thể tiếp thu những kiến thức mà nếu ở Nga sẽ không thể tìm được", Olesya Yakovenko của tổ chức Russian LGBT Network nói.
"Mục tiêu của việc này là mang đến những kỹ năng cũng như sự tự tin cho họ. Để họ có thể lắng nghe kinh nghiệm của chúng tôi, gồm cả những kinh nghiệm không tốt", Caroline Ellis, một trong những người điều hành của Stonewall, nói.
Những nhà vận động quyền người Nga cho biết việc xuất hiện công khai trên báo cũng như đến London để tham gia khóa học cũng khiến bản thân họ gặp không ít rủi ro khi quay trở về quê hương. Tuy nhiên, họ khẳng định việc muốn tiếng nói của mình được lắng nghe.
Tatiana Vinnichenko, Chủ tịch của Russian LGBT Network Rakurs, chia sẻ việc cất lên tiếng nói tại Nga hiện giờ rất khó khăn: "Chuyện như vậy đã từng dễ dàng hơn rất nhiều. Khi ấy, ai cũng nghĩ mình có thể làm mọi chuyện tốt đẹp hơn, chuyện gì cũng có thể được cải thiện. Còn bây giờ ai cũng mệt mỏi vì đấu tranh mà chẳng có kết quả gì cả".
Nguoi dong tinh tai Nga, cong dong LGBT, ky thi dong tinh
Những nhà vận động còn chia sẻ những câu chuyện có thật khi tổ chức của họ bị điều tra. Họ phải liên tục thay đổi mục tiêu hoạt động cũng như luôn chịu sự giám sát. Một tổ chức từng bị gán tội chính trị vì lưu giữ sách LGBT. Một trường hợp khác là một nhà hoạt động vốn là giáo viên hiện đang bị điều tra vì bị nghi ngờ là tuyên truyền đồng tính.
Anna Annenkova đại diện của festival phim quốc tế Side by Side nói việc bất đồng quan điểm với chính phủ cũng tiêu tốn rất nhiều tiền. Tổ chức của cô đã từng bị phạt đến 400,000 roubles (tương đương 166.000.000 đồng) vào tháng 6 năm 2014vì bị xem là "gián điệp ngoại quốc".
"Ảnh hưởng đầu tiên, dĩ nhiên là về mặt tài chính, để trả hết số tiền đó cần phải có nhiều nỗ lực, nhưng vấn đề thứ hai là về văn hóa", Annenkova nói. "Với người Nga, gián điệp là một người muốn hủy hoại chính đất nước mình. Nó mang hình tượng rất tiêu cực".
Không chỉ vậy, việc biểu tình cũng bị phạt nặng. Nếu trước đây, tiền phạt chỉ khoảng 500 roubles (tương đương 200.000 đồng) thì giờ con số đó đã lên đến 30,000 roubles (tương đương 12.000.000 đồng).
Nguoi dong tinh tai Nga, cong dong LGBT, ky thi dong tinh
Từ trái sang phải: Anna Annenkova, Olesya Yakovenko, Tatiana Vinnichenko, Nika Yuryeva và Sergei Alekseenko
Bên cạnh đó, những nhà vận động người Nga còn lo lắng tình trạng kỳ thị và bạo hành sẽ tiếp tục tăng cao. Điển hình là vào tháng 5 năm 2013, một người đồng tính trẻ tên Vladislav Tornovoi đã bị giết hại tại Volgograd. Theo điều tra, anh bị cưỡng bức bằng chai bia, bị đốt cháy và đập đầu cho đến chết. Những kẻ thủ ác đã bị giam giữ nhưng họ lại nhận được khá nhiều phản ứng đồng tình. Nhiều ý kiến như "Putin đã cảnh báo người đồng tính nào nổi dậy thì người Nga sẽ hành động ngay. Đã có một cái đầu rơi" liên tục được đưa ra. 
Quan hệ đồng giới vốn không bất hợp pháp ở Nga. Luật này đã được bãi bỏ vào năm 1993, và đồng tính cũng được xóa khỏi danh sách bệnh tâm lý vào năm 1999. Nhưng kể từ khi luật cấm “tuyên truyền” đồng tính được đưa ra, nó đã làm thay đổi cách nhìn của công chúng. Các cuộc khảo sát cho thấy có đến 68% dân số ủng hộ đạo luật này.
"Những người trẻ là dễ bị ảnh hưởng nhất", Nika Yuryeva của nhóm Coming Out LGBT nói. "Những người trẻ rất dễ bị kích động, dẫn đến nhiều tội ác kỳ thị. Đặc biệt là trong vòng 18 tháng vừa qua, tình hình đã trở nên rất xấu".
Nguoi dong tinh tai Nga, cong dong LGBT, ky thi dong tinh
Những nhà vận động lo lắng các luật lệ khắt khe hơn sẽ được đưa vào thực thi trong thời gian tới, trong đó có cả việc xóa đi tính hợp pháp của đồng tính vốn được công nhận vào năm 1990. Điện Kremlin đã bắt đầu xem các tổ chức nhân quyền là tay sai của phương Tây cũng như khẳng định các luật kỳ thị đồng tính chính là để bảo vệ văn hóa và giá trị đất nước khỏi chủ nghĩa đế quốc.
Nhưng cũng trong tình hình như vậy mà các nhà vận động đã nối kết lại với nhau. Vinnichenko nói: "Các tổ chức phi chính phủ khác cũng bắt đầu đấu tranh trong lĩnh vực LGBT. Nếu trong quá khứ, các lãnh đạo tổ chức LGBT luôn đấu đá nhau thì hiện giờ họ có cùng một trách nhiệm, họ biết mình phải hợp tác với nhau".
Nguoi dong tinh tai Nga, cong dong LGBT, ky thi dong tinh
Nhiều người đã từ bỏ tranh đấu, nhưng cũng có những người mới tình nguyện tham gia. Olesya Yakovenko, đã gia nhập Russian LGBT Network ngay sau khi luật cấm được ban hành, nói: "Lúc đó, chúng tôi chỉ đọc thơ, rất nhẹ nhàng nhưng từ khi luật đó được đưa ra, chúng tôi phải tái lập lại chiến lược của mình".
Khi được hỏi về niềm tin vào tương lai mới của cộng đồng LGBT ở Nga trong vòng 5 năm tới, 3 trong số những người tham gia giơ tay nói có. Trong đó có Sergei Alekseenko. "Chúng tôi phải hy vọng," anh nói. "Nếu không có sự lạc quan rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn thì làm sao chúng tôi có thể là người vận động quyền được".
Toàn Tăng (Theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
74% người dân Nga phản đối người đồng tính