SMEE là một trong những nhà cung cấp thiết bị quan trọng nhất cho các hãng sản xuất chip Trung Quốc sau lệnh trừng phạt của Mỹ.

5 nhà cung cấp được hãng chip Trung Quốc đặt niềm tin sau khi Hà Lan - Nhật bắt tay với Mỹ

Sơn Vân | 06/03/2023, 16:00

SMEE là một trong những nhà cung cấp thiết bị quan trọng nhất cho các hãng sản xuất chip Trung Quốc sau lệnh trừng phạt của Mỹ.

Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan là nơi đặt trụ sở của các công ty quan trọng nhất cung cấp thiết bị sản xuất chip.

Vào tháng 1, chính quyền Biden đã nhận được sự hỗ trợ từ Nhật Bản và Hà Lan để thắt chặt kiểm soát xuất khẩu thiết bị và công nghệ sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc. Đây là động thái được cho sẽ khiến các nhà cung cấp Hà Lan và Nhật Bản ngày càng khó bán hàng cho Trung Quốc. 

Dù Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan vẫn chưa chính thức tiết lộ chi tiết về thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu của họ, nhiều người suy đoán rằng hệ thống in khắc tia cực tím sâu nhúng ArF (DUV) của ASML (Hà Lan) sẽ bị giới hạn ở Trung Quốc. Những máy này, sử dụng công nghệ laser để cơ bản khắc một mạch được thiết kế sẵn lên một đĩa bán dẫn, cho phép xử lý in thạch bản trong phạm vi từ 45 nanomet đến 7 nanomet.

ASML thống trị thị trường toàn cầu về thiết bị sản xuất chip nhờ chiếm gần 90% thị phần cung cấp máy in thạch bản cực tím (EUV) tiên tiến, vốn đã ngừng xuất khẩu sang Trung Quốc từ năm 2019.

Nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm hạn chế hơn nữa doanh số thiết bị sản xuất chip cũng sẽ che mờ triển vọng của các nhà cung cấp hệ thống DUV Nhật Bản cho Trung Quốc, chẳng hạn như Nikon và Canon. Trong khi đó, Tokyo Electron cạnh tranh ở các phân khúc khác của thị trường thiết bị sản xuất chip, chẳng hạn các công cụ khắc và phủ tiên tiến.

Việc nêu trên buộc các hãng sản xuất chip Trung Quốc phải chuyển sang các nhà cung cấp trong nước được liệt kê bên dưới.

Shanghai Micro Electronics Equipment (SMEE)

SMEE là nhà sản xuất máy in thạch bản duy nhất của Trung Quốc được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn. SMEE trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng duy nhất của Trung Quốc với ASML. Tuy nhiên, SMEE vẫn đứng sau ASML và các công ty Nhật Bản.

SMEE đã phát triển các máy có khả năng sản xuất chip ở tiêu chuẩn quy trình 90 nanomet. Công nghệ đó đã được hoàn thiện khoảng 20 năm trước và đủ dùng cho các chip cấp thấp hữu ích cho một số mục đích quản lý năng lượng.

Theo hãng tin Reuters, các nguồn tin trong ngành cho biết SMEE bán phần lớn máy in thạch bản của mình cho các nhà máy đóng gói chip, sử dụng cho nhiệm vụ đơn giản hơn nhiều so với kết nối các thành phần điện tử trên vi mạch bằng dây vào sản phẩm cuối cùng.

SMEE được thành lập vào năm 2002 bởi He Rongming, cựu Phó chủ tịch của Shanghai Electric Group Co. Cổ đông lớn nhất của SMEE (sở hữu 32% cổ phần) là Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản thuộc Sở hữu Nhà nước của Quốc vụ viện (SASAC), cơ quan chính phủ có trách nhiệm quản lý các tài sản nhà nước và các doanh nghiệp sở hữu nhà nước của Trung Quốc.

4-nha-cung-cap-duoc-hang-chip-trung-quoc-dat-niem-tin-sau-lenh-trung-phat-cua-my.jpg
Ký hiệu "Sản xuất tại Trung Quốc" được nhìn thấy trên bảng mạch in có chip bán dẫn - Ảnh: Internet

Naura Technology Group Co

Được thành lập vào năm 2001 và niêm yết năm 2010, Naura Technology Group Co Ltd chủ yếu sản xuất thiết bị ăn mòn để cạnh tranh với Applied Materials và Lam Research (Mỹ) cũng như Tokyo Electron (Nhật Bản).

Máy ăn mòn tiên tiến nhất của Naura Technology Group Co hỗ trợ công nghệ sản xuất chip 55 nanomet và 28 nanomet, đi sau các công nghệ sản xuất chip hàng đầu.

Naura Technology Group Co cũng tạo ra các máy lắng đọng, áp dụng hóa chất và khí cho các tấm silicon trong suốt quá trình sản xuất chip. Công ty tạo ra các máy có thể phục vụ quy trình xử lý từ 14 nanomet đến 28 nanomet trong quá trình sản xuất chip..

Beijing Sevenstar Electronics là cổ đông lớn nhất của Naura Technology Group Co, tiếp theo là một quỹ do chính phủ Trung Quốc lãnh đạo đầu tư vào ngành công nghiệp chip.

Advanced Micro-Fabrication Equipment Inc China (AMEC)

AMEC chế tạo thiết bị ăn mòn được sử dụng để loại bỏ vật liệu dư thừa khỏi bề mặt của tấm silicon.

Báo cáo thu nhập từ tháng 1 đến tháng 6.2022 cho thấy một số máy móc của AMEC đã đi vào dây chuyền sản xuất chip tiên tiến như sử dụng công nghệ 5 nanomet, giúp họ tiến gần hơn về mặt công nghệ so với các đối thủ ở Trung Quốc để cạnh tranh với Lam Research và Applied Materials (Mỹ).

Tuy nhiên, thị phần của AMEC bị lấn át bởi các đối thủ nước ngoài. Vào năm 2021, AMEC đã tạo ra doanh thu 3,1 tỉ nhân dân tệ (444,9 triệu USD), bằng khoảng 2,5% so với Applied Materials.

AMEC được thành lập vào năm 2003 bởi Gerald Yin, một công dân Mỹ nhập tịch. Quỹ lớn của Trung Quốc dành cho chip sở hữu khoảng 15% cổ phần AMEC. Một công ty đầu tư mạo hiểm công nghệ liên kết với chính quyền Thượng Hải cũng sở hữu 15% cổ phần AMEC.

Beijing E-Town Semiconductor Technology Co (BEST)

BEST sản xuất thiết bị tẩy tạp chất được sử dụng để loại bỏ các hóa chất cản quang trong quá trình in thạch bản. Phân khúc này chiếm hơn 47% doanh thu năm 2020 của BEST, theo một bản cáo bạch đầu tư.

Công ty cũng sản xuất máy khắc dù chúng chỉ chiếm phần trăm doanh thu ở mức một con số.

BEST được thành lập vào năm 2015. Cổ đông lớn nhất của nó là Beijing E-Town Capital, quỹ đầu tư mạo hiểm trực thuộc chính quyền Bắc Kinh từng đầu tư vào một số hãng chip.

ACM Research (ACM)

ACM Research thiết kế thiết bị để làm sạch các tấm wafer (đĩa bán dẫn) cạnh tranh với Lam Research, Tokyo Electron, Screen Holdings Co Ltd (Nhật Bản) và Mujin Electronics Co Ltd (Hàn Quốc).

Hầu hết doanh thu của ACM Research Inc đến từ một số ít khách hàng ở Trung Quốc, cụ thể là Huahong, SMIC và YMTC, theo một hồ sơ chứng khoán. ACM cũng bán thiết bị cho SK Hynix (Hàn Quốc).

ACM Research Inc được David Wang (công dân Mỹ) thành lập vào năm 1998 tại bang California (Mỹ) và niêm yết cổ phiếu trên NASDAQ vào năm 2017. Công ty con của ACM Research Inc có trụ sở tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường STAR vào năm 2021.

ACM Research Inc sở hữu 80% công ty con ở Thượng Hải, trong khi Quỹ lớn của Trung Quốc và một số quỹ liên quan đến chính phủ khác nắm giữ cổ phần một con số. ACM Research và công ty con ở Thượng Hải có hội đồng quản trị khác nhau.

Trong khi trụ sở chính ACM Research ở Mỹ, gần 90% nhân viên của họ làm việc tại Trung Quốc và Đài Loan. Hầu hết hoạt động nghiên cứu, phát triển và bán hàng của ACM Research diễn ra ở những địa điểm đó, công ty cho biết trong báo cáo thường niên năm 2021.

Bài liên quan
Các hãng chip Mỹ 'đi trên dây' khi cố duy trì hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc
Các công ty chip Mỹ lo ngại về việc mất thị phần khi cố gắng cân bằng lợi ích kinh doanh ở Trung Quốc với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt với chất bán dẫn tiên tiến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 nhà cung cấp được hãng chip Trung Quốc đặt niềm tin sau khi Hà Lan - Nhật bắt tay với Mỹ