Thủy cung Vịnh Monterey ở bang California, Mỹ đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho 8 con rái cá biển để bảo vệ chúng.

5 con sư tử mắc COVID-19, 8 rái cá biển được tiêm vắc xin Pfizer

Sơn Vân | 08/11/2021, 13:41

Thủy cung Vịnh Monterey ở bang California, Mỹ đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho 8 con rái cá biển để bảo vệ chúng.

Tiến sĩ Mike Murray, bác sĩ thú y trưởng tại Monterey Bay Aquarium (Thủy cung Vịnh Monterey), nói với tờ Seattle Times: “Có rất nhiều bằng chứng cho thấy họ động vật này - chồn sương, chồn hương, rái cá - rất nhạy cảm. Chúng tôi có nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe của các loài động vật".

8 con rái cá biển này được tiêm hai liều vắc xin Pfizer, mỗi liều cách nhau ba tuần, tờ Times đưa tin. Loại vắc xin mà chúng nhận được đến từ công ty Zoetis (chuyên sản xuất thuốc động vật) có trụ sở tại bang New Jersey.

4 trong số 8 con rái cá - Ivy, Abby, Kit và Selka – sống ở Monterey Bay Aquarium, trong khi 4 con còn lại được cứu sống và tách khỏi mẹ chúng trong tự nhiên.

Người ta lo sợ rằng rái cá biển sẽ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và tạo ra đợt bùng phát dịch, khiến loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng bị suy giảm.

Đã có báo cáo về rái cá mắc COVID-19 ở Mỹ. Ví dụ đầu năm nay, một hồ cá ở bang Georgia cho biết rái cá móng vuốt nhỏ châu Á của họ dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Những con rái cá đó có nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cả hắt hơi và ho.

Monterey Bay Aquarium được cho là thủy cung đầu tiên trong cả nước Mỹ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho rái cá biển.

Rái cá biển lặn sâu xuống đại dương để tìm thức ăn dưới đáy biển, vì vậy nếu chúng hôn mê hoặc không thở được thì sẽ không thể sống sót.

Tiến sĩ Mike Murray nói với tờ Times: “Vi rút SARS-CoV-2 lây qua đường hô hấp. Con rái cá biển trong tự nhiên là một vận động viên hạng Olympic. Nếu không thể chạm đáy, chúng sẽ chết đói. Chúng phải có khả năng thở hiệu quả để có thể săn mồi".

Một vườn thú ở bang Ohio đang có kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 16 loài động vật, từ hổ Sumatra, vượn cáo đến dê. Quyết định này được đưa ra sau khi 5 con sư tử của vườn thú có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Vườn thú Oakland ở bang California cũng đã tiêm vắc xin COVID-19 cho một số động vật của họ, như sư tử núi và vượn.

5-con-su-tu-mac-covid-19-8-con-rai-ca-duoc-tiem-vac-xin-pfizer.jpg
Một con rái cá hoang dã ăn cá 

Nghiên cứu được công bố gần đầy cho thấy một số con hươu ở bang Iowa (Mỹ) mang SARS-CoV-2 (coronavirus mới) và rất có thể đã nhiễm vi rút này từ con người.

Theo nghiên cứu nêu trên, một số con hươu ở bang Iowa đang mang vi rút SARS-CoV-2, khiến các nhà khoa học lo ngại rằng các loài động vật hoang dã này có thể trở thành ổ chứa vi rút.

Được công bố trên trang Biorxiv, nghiên cứu cho thấy rằng con hươu đã nhiễm SARS-CoV-2 từ người. Không có bằng chứng vào thời điểm này cho thấy người có thể nhiễm SARS-CoV-2 từ hưu. Tuy nhiên, sự lây truyền COVID-19 từ động vật sang người đã xảy ra trên quy mô nhỏ trước đây.

Cuối năm 2020, Đan Mạch đã tiêu hủy hàng triệu con chồn nuôi sau khi một dòng coronavirus được tìm thấy trong những con vật gây bệnh cho khoảng một chục người.

Dòng coronavirus này dường như không nguy hiểm hơn các biến thể khác đang lưu hành vào thời điểm đó.

Chưa được đánh giá đồng cấp, nghiên cứu về hươu ở Iowa đã xem xét 283 mẫu từ hươu đuôi trắng tự do và bị nuôi nhốt tại bang này từ tháng 4.2020 đến tháng 1.2021.

1/3 mẫu hươu nói chung có dấu vết coronavirus và cho thấy chúng nhiễm trùng khi chết.

Nghiên cứu cho thấy cao điểm của sự lây nhiễm vi rút ở hươu trùng với sự gia tăng các ca COVID-19 trong cư dân bang Iowa vào tháng 11 và tháng 12.2020.

Phân tích di truyền sâu hơn cho thấy các loài động vật mang vi rút SARS-CoV-2 đang lưu hành trong quần thể người vào thời điểm đó. Điều này ủng hộ giả thuyết rằng hươu đã nhiễm vi rút từ người, sau đó truyền từ hươu sang hươu.

Chưa rõ bằng cách nào mà hươu có thể nhiễm vi rút từ người.

"Không có lý do gì để tin rằng điều tương tự không xảy ra ở các bang khác có hươu", Vivek Kapur, tác giả về nghiên cứu và nhà vi sinh vật thú y tại Đại học Penn State, nói với tờ Times.

Không rõ liệu con hưu có truyền lại vi rút cho người hay không, một sự kiện rất hiếm và không may mắn", Tony Goldberg, một bác sĩ thú y tại Đại học Wisconsin-Madison,  cho hay.

Mối quan tâm khi một vi khuẩn gây bệnh được truyền sang người từ các động vật khác (được gọi là bệnh động vật) là nó có thể lưu hành không được kiểm soát trong các quần thể động vật. Nếu đó là coronavirus, điều này có thể dẫn đến một đột biến nguy hiểm. Tất nhiên, trong trường hợp đó, một loại vắc xin tăng cường cho con người có thể được phát triển.

Nghiên cứu cho thấy rằng tiêm vắc xin là biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh nặng và tử vong do COVID-19.

Những người săn hươu ở một số bang đã được khuyến cáo nên cẩn thận khi tiếp xúc với hươu đuôi trắng, dù không có bằng chứng cho thấy bạn có thể nhiễm SARS-CoV-2 từ việc chế biến và ăn thịt thú rừng, theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa Mỹ.

Dựa trên thông tin hiện có, không có bằng chứng cho thấy động vật đang đóng một "vai trò quan trọng" trong sự lây lan SARS-CoV-2 và nguy cơ động vật truyền vi rút sang người là thấp, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Bài liên quan
Vũ Hán bán hàng nghìn động vật hoang dã trước khi COVID-19 bùng phát
Tiến hành theo dõi bệnh do bọ chét gây ra, đại học Sư phạm Tây Hoa (CWNU) hợp tác đại học Oxford thống kê được số lượng và chủng loại động vật hoang dã bị buôn bán tại thành phố Vũ Hán trong 2 năm rưỡi trước lúc dịch COVID-19 bùng phát lần đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 con sư tử mắc COVID-19, 8 rái cá biển được tiêm vắc xin Pfizer