Thông tin trên được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết tại Hội thảo hưởng ứng Ngày tránh thai Thế giới với thông điệp “Chủ động tránh thai, chủ động tương lai” hôm 25.9.

36% trẻ vị thành niên Việt Nam quan hệ tình dục nhưng không dùng biện pháp bảo vệ

25/09/2020, 17:00

Thông tin trên được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết tại Hội thảo hưởng ứng Ngày tránh thai Thế giới với thông điệp “Chủ động tránh thai, chủ động tương lai” hôm 25.9.

Mỗi năm Việt Nam hạn chế dân số tăng thêm khoảng 20 triệu người nhờ chương trình kế hoạch hóa gia đình - Ảnh: PV

Dân số cơ học tăng nhanh, áp lực chỗ học cho học sinh lớp 1

Khoảng 13% dân số Việt Nam mang gien bệnh tan máu bẩm sinh ​

Những người thuận tay trái trung bình chiếm 10,6% dân số thế giới

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mỗi năm thế giới có khoảng 1/3 trong số các trường hợp mang thai trên thế giới là ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25…

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình kêu gọi phụ nữ cần nắm vững thông tin về các biện pháp tránh thai để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình; chủ động sử dụng biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn; tham gia tư vấn tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn; kế hoạch hóa gia đình là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng; sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp là bảo vệ sức khỏe sinh sản; sử dụng biện pháp tránh thai là chìa khóa của hạnh phúc và không mang thai ở tuổi vị thành niên.

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, cho biết trong thời gian qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.

Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số bình quân giảm từ 1.7% giai đoạn 1989-1999 xuống còn 1.44% giai đoạn 2009-2019; tổng tỷ suất sinh (TFR) giai đoạn 2009-2019 là 2,09 con/phụ nữ. Mức sinh vẫn duy trì ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con ở Việt Nam là phổ biến.

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) năm 2019 là 14 trên 1.000 trẻ sinh sống, giảm hơn một nửa so với cách đây 20 năm.

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) của Việt Nam năm 2019 là 21/1000 trẻ sinh sống, giảm hơn một nửa so với năm 1999 (56,9 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống).

Năm 2019, tỷ số tử vong mẹ (MMR) là 46 ca trên 100.000 trẻ sinh sống, giảm 23 ca so với năm 2009.

Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai năm 2018 là 76,5%, trong đó tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 65,5%.

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi; trong đó tuổi thọ của nam giới là 71,0 tuổi và của nữ giới là 76,3 tuổi.

Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng, từ 65,2 tuổi năm 1989 lên 73,6 tuổi năm 2019.

“Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mỗi năm Việt Nam đã hạn chế việc tăng thêm 20 triệu người trong những thập kỷ qua, tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội. Điều này đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân”, đại diện Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nhấn mạnh.

Tuy nhiên mỗi năm gần đây, dân số Việt Nam vẫn tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Do đó, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục gia tăng. Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng, đặc biệt vị thành niên, thanh niên cần được quan tâm hơn. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình còn một số hạn chế.

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, để giải quyết vấn đề này cần phải thực hiện tốt việc phòng tránh thai. Việc đó giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ của mình như chủ động trong thời gian sinh đẻ, khoảng cách sinh và số lượng con sinh ra, tránh được những tai biến sản khoa và không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Không sinh con sớm, quá dày, quá nhiều hay quá muộn, đặc biệt là người phụ nữ chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn sinh lý sẽ hạn chế được các tai biến cho bà mẹ và thai nhi. Đẻ quá muộn thì làm tăng tỉ lệ dị tật thai. Đẻ quá nhiều và dày khiến cho phụ nữ hao mòn, dễ bị tai biến khi sinh đẻ, thậm chí là chết lưu và suy dinh dưỡng…

Bên cạnh đó, việc phòng tránh thai giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Khi thực hiện điều này, mỗi gia đình có đủ 2 con, không sinh quá nhiều. Từ đó có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn. Nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình. Nếu có sức khỏe, văn hóa và kinh tế tốt, phụ nữ và các cặp vợ chồng sẽ có đủ điều kiện để thực hiện quyền hưởng thụ, bồi dưỡng sức khỏe tình dục và sinh sản.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
36% trẻ vị thành niên Việt Nam quan hệ tình dục nhưng không dùng biện pháp bảo vệ