Nếu cần phải có đến 34.000 tỉ đồng chỉ để biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới thì tôi cũng không đồng tình, cũng thấy là lãng phí, phi lý. Tuy nhiên cần phải nói rõ con số 34.000 tỉ đồng không có trong tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ gửi lên Ủy ban thường vụ Quốc hội”.

34.000 tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa chỉ là... sai sót

20/04/2014, 21:22

Nếu cần phải có đến 34.000 tỉ đồng chỉ để biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới thì tôi cũng không đồng tình, cũng thấy là lãng phí, phi lý. Tuy nhiên cần phải nói rõ con số 34.000 tỉ đồng không có trong tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ gửi lên Ủy ban thường vụ Quốc hội”.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời như trên về thắc mắc của người dân trước con số 34.000 tỉ đồng chỉ để đổi mới chương trình, SGK phổ thông.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho rằng con số 34.000 tỉ đồng, sau khi tìm hiểu, thì được biết là được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số 34.000 tỉ đồng này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn sách giáo khoa mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác.
Riêng về biên soạn chương trình và SGK, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỉ đồng.

Giải thích vì sao đại diện của Bộ GD-ĐT lại nhắc đi nhắc lại con số này trong cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận ‘đây là một sai sót, sơ xuất đáng tiếc”.

"Để xảy ra sơ xuất này thì trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT và chúng tôi xin nhận trách nhiệm này. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định tờ trình và hồ sơ gửi sang Ủy ban thường vụ Quốc hội không có con số này. Đây mới chỉ là công việc bước đầu xin chủ trương còn sau đó sẽ triển khai rất nhiều công việc nữa", ông Luận nói.

PV tổng hợp


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
34.000 tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa chỉ là... sai sót