EVN cho biết, tính đến ngày hôm nay đã có 29 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.
Kinh tế - đầu tư - dự án

29 dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp được mua điện

Tuyết Nhung 20:07 23/05/2024

EVN cho biết, tính đến ngày hôm nay đã có 29 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày hôm nay (23.5) cho biết, tính đến nay, có 81/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với tổng công suất hơn 4.500 MW đã gửi hồ sơ để đàm phán giá điện.

nang-luong-tai-tao.jpg
Các dự án năng lượng tái tạo đi vào vận hành sẽ góp phần đảm bảo nhu cầu cung ứng điện mùa nắng nóng trên cả nước - Ảnh: EVN

Trong đó, có 72 dự án, với tổng công suất hơn 4.128 MW đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định 21 của Bộ Công Thương. Trong số này, Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 63 dự án, với tổng công suất 3.429,41 MW.

Theo Quyết định 21, giá trần của điện mặt trời chuyển tiếp là 1.185-1.508 đồng/kWh, điện gió 1.587-1.816 đồng/kWh.

Hiện có 29/63 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với tổng công suất 1.577,65 MW đã phát điện thương mại lên lưới. Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 23.5 đạt hơn 2.597 tỉ kWh.

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, tính từ đầu năm đến nay, phụ tải điện quốc gia tăng trưởng khoảng 11, 4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, miền Bắc tăng 11,5%, miền Trung 9,6%, miền Nam 11,7%.

Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) cho biết lượng điện tiêu thụ ở TP.HCM đạt mức kỷ lục vào ngày 3.5 vừa qua với 104,513 triệu kWh. Lượng điện tiêu thụ này tăng 9,13 triệu kWh so với điểm đỉnh lượng điện thành phố tiêu thụ năm 2023 (94,8 triệu kWh), được ghi vào ngày 6.5.2023. Tính chung trong 22 ngày đầu tháng 5.2024 đã có 14 ngày vượt đỉnh của năm trước, trong đó có 5 ngày vượt cột mốc 100 triệu kWh.

Theo EVNHCMC, 4 tháng đầu năm 2024, lượng điện tiêu thụ ở TP.HCM đạt 9,75 tỉ kWh, tăng 11,4 % so với cùng kỳ 2023 và đây cũng là mức tăng cao trong nhiều năm qua.

Vì vậy, việc huy động thêm các nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ góp phần đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô năm nay cho các tỉnh thành trên cả nước, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và làm việc cho doanh nghiệp và người dân.

EVN cho biết, trong tháng 6 và các tháng tiếp theo của năm 2024, tập đoàn này cũng đã cập nhật tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện và đã xây dựng các phương án, kịch bản điều hành hệ thống điện để đảm bảo điện cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân trong mọi tình huống.

Bài liên quan
Thách thức nào trong việc đưa điện gió, điện mặt trời vào lưới điện quốc gia?
Thách thức hiện nay là mở rộng quy mô từ các hệ thống nhỏ, tự duy trì sang các mạng lưới điện lớn hơn kết hợp nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn. Một số quốc gia đã bắt đầu nỗ lực này bằng cách bổ sung các bộ biến tần tạo lưới vào hệ thống của họ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
29 dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp được mua điện