Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, năm 2016 là một năm cực kỳ gian nan, vất vả, khó khăn với ngành nông nghiệp. Từ đầu năm đến nay, liên tục quý nào cũng xảy ra thiên tai và đều ở mức độ khốc liệt.

2016 là năm cực kỳ gian nan của ngành nông nghiệp

Trí Lâm | 25/12/2016, 10:52

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, năm 2016 là một năm cực kỳ gian nan, vất vả, khó khăn với ngành nông nghiệp. Từ đầu năm đến nay, liên tục quý nào cũng xảy ra thiên tai và đều ở mức độ khốc liệt.

Theo số liệu tại buổi họp tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) vừa diễn ra, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt khoảng 1,2%; giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 1,44%, trong đó: Trồng trọt giảm 0,9%, chăn nuôi tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 6,17%; thuỷ sản tăng 2,91%.

Đặc biệt, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục là 32,1 tỉ USD; mặt hàng rau quả có bước tăng trưởng vượt bậc, đạt 2,4 tỉ USD, tăng 31,2% so với năm 2015 và vượt qua mặt hàng gạo.

Một trong những thành công của Bộ trong năm qua là công tác đấu tranh với tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tính đến nay, cả nước đã xây dựng được 4.000 chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn, xử lý vi phạm được số tiền là 6 tỉ đồng liên quan đến lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN-PTNT cũng đánh giá, một trong những thành công lớn nhất của năm vừa qua là đã đẩy lùi được chất cấm Salbutamol và vàng ô, tới đây sẽ tham mưu để đưa chất cystemine vào danh mục chất cấm.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, đối với công tác an toàn thực phẩm, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao và tổ chức sản xuất theo chuỗi; tăng cường phối hợp với các địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra. Hoàn thiện mạng lưới quản lý chất lượng ở địa phương.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chorằng, năm 2016 là một năm cực kỳ gian nan, vất vả, khó khăn với ngành nông nghiệp. Từ đầu năm đến nay, liên tục quý nào cũng xảy ra thiên tai và đều ở mức độ khốc liệt.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp dẫn ví dụ: Đầu năm, trận rét đậm, rét hại lịch sử (60 năm) xảy ra ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Sau đó là đợt hạn lịch sử tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, cùng với đó là hạn, mặn lịch sử (100 năm) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây nhất, ở chiều ngược lại, từ đầu tháng 10.2016 đến nay,liên tục 8 tỉnh Nam Trung bộ hứng chịu 5 đợt mưa lũ lịch sử trên diện rộng với lượng mưa lên đến 2.300mm - 2.700mm.

Bên cạnh đó là thiệt hại nặng nề do thiên tai và sự cố môi trường biển (vụ Formosa) ở 4 tỉnh miền Trung khiếnsáu tháng đầu năm, tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm 0,18%.

Theo Bộ này, năm vừa qua công tác chỉ đạo, điều hành vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Việc triển khai thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành chưa đồng bộ, nhiều địa phương còn lúng túng trong triển khai; sản xuất quy mô nhỏ lẻ còn phổ biến dẫn đến khó áp dụng công nghệ cao và kiểm soát an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ của các tổ chức nhà nước chưa đạt hiệu quả cao. Sự tham gia của doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Tái cơ cấu đầu tư công mới chủ yếu thực hiện đối với nguồn ngân sách tập trung do Bộ quản lý, trong khi ở các địa phương và trong toàn ngành chưa thể hiện rõ nét. Công tác cải cách hành chính chuyển biến còn chậm, chưa thực sự hiệu quả.

Theo Bộ trưởng, năm 2017 phải tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng rà soát tập trung 3 trục sản phẩm là sản phẩm quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh và sản phẩm theo vùng sinh thái.

Cụ thể: Sản phẩm quốc gia là 10 sản phẩm có giá trị xuất khẩu 1 tỉ USD trở lên; sản phẩm chủ lực thứ 2 là sản phẩm cấp tỉnh như vải thiều Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên, xoài Đồng Tháp… theo hướng mỗi địa phương có 1-2 sản phẩm; trục sản phẩm thứ 3 là sản phẩm đặc sản của địa phương như rau hoa, dược…

“Tất cả các trục này phải có vùng sản xuất tập trung, có doanh nghiệp nòng cốt và phải có khoa học công nghệ, chính sách tác động, có liên kết, có tổ chức phối hợp. Bây giờ, chúng ta đừng có chờ tiền mà phải tập trung tái cơ cấu. Vì chờ thì cũng không ai cho ta mà chờ. Tiền nhiều, nhưng không có phương pháp đúng chưa hẳn ra được việc”- ông Cường nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, các cơ quan quản lý của Bộ cần quyết liệt trong chỉ đạo theo tinh thần chủ động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Hoàn thiện và triển khai quy hoạch phát triển ngành; tăng cường cải cách hành chính, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế.

Hoàng Long
Bài liên quan
Kỳ vọng từ cơ chế thí điểm nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm là cơ chế đúng đắn. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2016 là năm cực kỳ gian nan của ngành nông nghiệp